Trang

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

TN; 11 TƯ LIỆU ' về Đình & phong tục người VIỆT ''

*

 1) Lịch sử đình lang Việt nam :

Trước kia theo tình hình chung của cả nước, đình của các làng mạc Việt Nam chỉ là quán để nghỉ. Năm 1231 Trần Nhân Tông xuống chiếu cho đắp tượng Phật ở đình quán.
Ngôi đình làng với chức năng là nơi thờ thành hoàng và là nơi hội họp của dân chúng có lẽ bắt đầu vào thời Lê sơ và định hình vào thời nhà Mạc.[1] Có lẽ sự phát triển của Nho giáo vào cuối thế 15 đã cấy dần Thành hoàng vào đình làng. Khởi đầu là đình Quảng Văn (1489). Nhưng hiện nay dấu vết sớm nhất của đình làng thì Thành hoàng chỉ gặp từ thế kỷ 16. Trước đây đình thường chỉ có 3 gian và 2 trái. Gian giữa không có sạp, trong gian thờ Thành hoàng. Cuối thế kỷ 17 từ gian giữa và kéo dài về sau gọi là chuôi vồ, tạo cho đình làng mang kiểu chữ Đinh. Cuối thế kỷ 17, nhất là thế kỷ 19, đình làng được bổ sung tòa tiền tế.

[sửa] 2 ) Kiến trúc

Kiến trúc truyền thống được xây dựng dựa trên những nguyên tắc của thuật phong thủy. Địa điểm của đình khác đền chùa. Trong khi chùa và đền chuộng địa điểm tĩnh mịch, có khi u tịch, khuất lối thì đình làng chủ yếu lấy địa điểm trung tâm. Lý tưởng nhất là đình có địa điểm thoáng đãng nhìn ra sông nước. Nếu không có được ao hồ thiên nhiên thì dân làng có khi đào giếng khơi để có mặt nước phía trước đình cho đúng thế "tụ thủy" vì họ cho đó là điềm thịnh mãn cho làng.[2] Kiểu xây dựng bằng gỗ bao gồm các yếu tố nghiêng về trang trí và chạm khắc.
Đình làng thường là một ngôi nhà to, rộng được dựng bằng những cột lim tròn to thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn. kèo, xà ngang, xà dọc của đình cũng làm toàn bằng gỗ lim. Tường đình xây bằng gạch. Mái đình lợp ngói mũi hài, hai đầu hồi xây bít đốc hoặc làm bốn góc đầu đao cong. Trên nóc đình là hai con rồng chầu mặt nguyệt, tục gọi là "lưỡng long triều nguyệt" hay "lưỡng long tranh châu".
Sân đình được lát gạch. Trước đình có hai cột trụ cao vút, trên đình được tạc hình con nghê.
Trong đình, gian giữa có bàn thờ, thờ một vị thần của làng gọi là Thành hoàng. Một chiếc trống cái cũng được để trong đình để đánh vang lên theo nhịp ngũ liên thúc giục dân làng về đình tụ họp bàn tính công việc của làng.

3)  giời thiệu Cổng ĐÌNH LÀNG THÔN MAO DỘC
Xã : Phượng mao Huyện : Quế Võ Tỉnh Bắc Ninh


                         Cổng Đình  Thôn mao Dộc xã phượng Mao Huyện Quế Võ Tỉnh bắc Ninh
                                                      ( Ảnh chụp từ ĐTDD năm 2011 )



 Cảnh hoàng hôn Hồ  nước trước Đình làng Thật Phong thủy hữu tình đặc chưng " cây đâ bến nước sân Đình "

đậi diện các cụ Hương lão làm lễ tại nhà tưởng niện Hồ chí minh thôn mao dộc
 ( cụ Đặng văn cảnh 75 tuổi ảnh năm 2012 )

Bạn thân NG Hải Ban Hương lão thôn  giiang liễu Đình anh cả của 9 thôn 3 Xã thờ chung 5 vị Ngũ vị đậi Vương .
  4)*Nguyên tắc cúng, khấn, vái, lạy của người việt :
Ngày cập nhật : 4-1-2013 
- Khi cúng thì chủ gia đình phải bầy đồ lễ cùng với hoa quả theo nguyên-tắc “đông bình tây quả,” rượu, và nước. Sau đó, phải đốt đèn (đèn dầu, đèn cầy, hay đèn điện), thắp nhang, đánh chuông, khấn, và cúng trước rồi những người trong gia đình theo thứ tự trên dưới cúng sau.
 I. Nghi thức cúng gia tiên  :
Khi cúng thì chủ gia đình phải bầy đồ lễ cùng với hoa quả theo nguyên-tắc “đông bình tây quả,” rượu, và nước. Sau đó, phải đốt đèn (đèn dầu, đèn cầy, hay đèn điện), thắp nhang, đánh chuông, khấn, và cúng trước rồi những người trong gia đình theo thứ tự trên dưới cúng sau. Nhang (hương) đèn để mời và chuông để thỉnh tổ tiên.
 - Khi cúng thì phải chắp tay đưa lên ngang trán khấn. Khấn là lời trình với tổ tiên về ngày cúng liên quan đến tên người quá cố, ngày tháng năm ta và tây, tên địa phương mình ở, tên mình và tên những người trong gia đình, lý do cúng và lời cầu nguyên, v.v.. Riêng tên người quá cố ta phải khấn rõ nhỏ. Sau khi khấn rồi, tuỳ theo địa vị của người cúng và người quá cố mà vái hay lạy. Nếu bố cúng con thì chỉ vái bốn vái mà thôi. Nếu con cháu cúng tổ tiên thì phải lạy bốn lạy. Chúng ta cần hiểu cho rõ về ý nghĩa của Cúng, Khấn, Vái, và Lạy.  
 II. Định nghĩa của Cúng, Khấn, Vái, và Lạy  
 a. Cúng :  Khi có giỗ Tết, gia-chủ bày hoa (bông) quả, nước, rượu, cỗ-bàn, chén bát, đũa, muỗng (thìa) lên bàn thờ rồi thắp nhang (hương), thắp đèn, đốt nến (đèn cầy), khấn, vái, hay lạy để tỏ lòng hiếu-kính, biết ơn, và cầu phước-lành. Đây là nghĩa rộng của cúng. Trong nghĩa bình-thường, cúng là thắp nhang (hương), khấn, lạy,và vái.   
b. Khấn (*)   Khấn là lời cầu-khẩn lầm-rầm trong miệng khi cúng, tức là lời nói nhỏ liên-quan đến các chi-tiết về ngày tháng năm, nơi-chốn, mục-đích buổi cúng lễ, cúng ai, tên những người trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa.   Sau khi khấn, người ta thường vái vì vái được coi là lời chào kính-cẩn. Người ta thường nói khấn vái là vậy. Trong truyện Kiều, Nguyễn Du dùng từ khấn vái trong câu “Lầm rầm khấn vái nhỏ to,/ Sụp ngồi đặt cỏ trước mồ bước ra.” (câu 95-96)   Vái .   Vái thường được áp-dụng ở thế đứng, nhất là trong dịp lễ ở ngoài trời. Vái thay thế cho lạy ở trong trường hợp này. Vái là chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường-hợp, người ta vái 2,3,4, hay 5 vái (xem phần sau).  
 d. Lạy  : Lạy là hành-động bày tỏ lòng tôn-kính chân-thành với tất-cả tâm-hồn và thể-xác đối với người trên hay người quá-cố vào bậc trên của mình. Có hai thế lạy: thế lạy của đàn ông và thế lạy của đàn bà. Có bốn trường hợp lạy: 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy, và 5 lạy. Mỗi trường hợp đều có mang ý-nghĩa khác nhau.   
- Thế Lạy Của Đàn Ông  : Thế lạy của đàn ông là cách đứng thẳng theo thế nghiêm, chắp hai tay trước ngực và dơ cao lên ngang trán, cúi mình xuống, đưa hai bàn tay đang chắp xuống gần tới mặt chiếu hay mặt đất thì xòe hai bàn tay ra đặt nằm úp xuống, đồng thời quì gối bên trái rồi gối bên phải xuống đất, và cúi rạp đầu xuống gần hai bàn tay theo thế phủ- phục. Sau đó cất người lên bằng cách đưa hai bàn tay chắp lại để lên đầu gối trái lúc bấy giờ đã co lên và đưa về phía trước ngang với đầu gối chân phải đang quì để lấy đà đứng dậy, chân phải đang quì cũng theo đà đứng lên để cùng với chân trái đứng ở thế nghiêm như lúc đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy (xem phần Ý
-Nghĩa của Lạy dưới đây). 
Khi lạy xong thì vái ba vái rồi lui ra.   Có thể quì bằng chân phải hay chân trái trước cũng được, tùy theo thuận chân nào thì quì chân ấy trước. Có điều cần nhớ là khi quì chân nào xuống trước thì khi chuẩn-bị cho thế đứng dậy phải đưa chân đó về phía trước nửa bước và tì hai bàn tay đã chắp lại lên đầu gối chân đó để lấy thế đứng lên. Thế lạy theo kiểu này rất khoa-học và vững-vàng. Sở-dĩ phải quì chân trái xuống trước vì thường chân phải vững hơn nên dùng để giữ thế thăng-bằng cho khỏi ngã. Khi chuẩn-bị đứng lên cũng vậy. Sở-dĩ chân trái co lên đưa về phía trước được vững-vàng là nhờ chân phải có thế vững hơn để làm chuẩn.   Thế lạy phủ-phục của mấy nhà sư rất khó. Các Thầy phất tay áo cà sa, đưa hai tay chống xuống ngay mặt đất và đồng-thời quì hai đầu gối xuống luôn. Khi đứng dậy các Thầy đẩy hai bàn tay lấy thế đứng hẳn lên mà không cần phải để tay tỳ lên đầu gối. Sở dĩ được như thế là nhờ các Thầy đã tập-luyện hằng-ngày mỗi khi cúng Phật. Nếu thỉnh-thoảng quí cụ mới đi lễ chùa, phải cẩn-thận vì không lạy quen mà lại bắt chước thế lạy của mấy Thầy thì rất có thể mất thăng-bằng.  
 - Thế Lạy Của Đàn Bà :  Thế lạy của các bà là cách ngồi trệt xuống đất để hai cẳng chân vắt chéo về phía trái, bàn chân phải ngửa lên để ở phía dưới đùi chân trái. Nếu mặc áo dài thì kéo tà áo trước trải ngay ngắn về phía trước và kéo vạt áo sau về phía sau để che mông cho đẹp mắt. Sau đó, chắp hai bàn tay lại để ở trước ngực rồi đưa cao lên ngang với tầm trán, giữ tay ở thế chắp đó mà cúi đầu xuống. Khi đầu gần chạm mặt đất thì đưa hai bàn tay đang chắp đặt nằm úp xuống đất và để đầu lên hai bàn tay. Giữ ở thế đó độ một hai giây, rồi dùng hai bàn tay đẩy để lấy thế ngồi thẳng lên đồng-thời chắp hai bàn tay lại đưa lên ngang trán như lần đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy cần thiết (xem phần Ý Nghĩa của Lạy dưới đây).
* Lạy xong thì đứng lên và vái ba vái rồi lui ra là hoàn tất thế lạy.   Cũng có một số bà lại áp dụng thế lạy theo cách quì hai đầu gối xuống chiếu, để mông lên hai gót chân, hai tay chắp lại đưa cao lên đầu rồi giữ hai tay ở thế chắp đó mà cúi mình xuống, khi đầu gần chạm mặt chiếu thì xòe hai bàn tay ra úp xuống chiếu rồi để đầu lên hai bàn tay. Cứ tiếp tục lạy theo cách đã trình bày trên. Thế lạy này có thể làm đau ngón chân và đầu gối mà còn không mấy đẹp mắt.   Thế lạy của đàn ông có vẻ hùng-dũng, tượng trưng cho dương. Thế lạy của các bà có tính cách uyển-chuyển tha-thướt, tượng-trưng cho âm. Thế lạy của đàn ông có điều bất-tiện là khi mặc âu-phục thì rất khó lạy. Hiện nay chỉ có mấy vị cao-niên còn áp-dụng thế lạy của đàn ông, nhất là trong dịp lễ Quốc-Tổ. Còn phần đông, người ta có thói quen chỉ đứng vái mà thôi.   Thế lạy của đàn ông và đàn bà là truyền-thống rất có ý-nghĩa của người Việt ta. Nó vừa thành-khẩn vừa trang-nghiêm trong lúc cúng tổ-tiên. Nếu muốn giữ phong-tục tốt đẹp này, các bạn nam nữ thanh-niên phải có lòng tự-nguyện. Muốn áp-dụng thế lạy, nhất là thế lạy của đàn ông, ta phải tập-dượt lâu mới nhuần-nhuyễn được. Nếu đã muốn thì mọi việc sẽ thành.  
 III. Ý nghĩa của Lạy và Vái  :  Số lần lạy và vái đều mang một ý-nghĩa rất đặc-biệt. Sau đây chúng tôi xin trình-bày về ý-nghĩa của vái và lạy. Đây là phong-tục đặc-biệt của Việt Nam ta mà người Tàu không có tục-lệ này. Khi cúng, người Tàu chỉ lạy 3 lạy hay vái 3 vái mà thôi.  
 a. Ý nghĩa Của 2 Lạy và 2 Vái
 Hai lạy dùng để áp-dụng cho người sống như trong trường-hợp cô dâu chú rể lạy cha mẹ. Khi đi phúng-điếu, nếu là vai dưới của người quá-cố như em, con cháu, và những người vào hàng con em, v.v., ta nên lạy 2 lạy.   Nếu vái sau khi đã lạy, người ta thường vái ba vái. Ý-nghĩa của ba vái này, như đã nói ở trên là lời chào kính-cẩn, chứ không có ý-nghĩa nào khác. Nhưng trong trường- hợp người quá-cố còn để trong quan-tài tại nhà quàn, các người đến phúng- điếu, nếu là vai trên của người quá-cố như các bậc cao-niên, hay những người vào hàng cha, anh, chị, chú, bác, cô, dì, v. v., của người quá-cố, thì chỉ đứng để vái hai vái mà thôi. Khi quan-tài đã được hạ-huyệt, tức là sau khi chôn rồi, người ta vái người quá cố 4 vái.   Theo nguyên lý âm-dương, khi chưa chôn, người quá-cố được coi như còn sống nên ta lạy 2 lạy. Hai lạy này tượng-trưng cho âm dương nhị khí hòa-hợp trên dương-thế, tức là sự sống. Sau khi người quá cố được chôn rồi, phải lạy 4 lạy.  
 b. Ý nghĩa Của 3 Lạy và 3 Vái  : 
Khi đi lễ Phật, ta lạy 3 lạy. Ba lạy tượng-trưng cho Phật, Pháp, và Tăng (xin xem bài về “Nghĩa Đích Thực của Quy Y Tam Bảo” đã được phổ biến trước đây và sẽ được nhuận sắc và phổ biến). Phật ở đây là giác, tức là giác-ngộ, sáng-suốt, và thông hiểu mọi lẽ. Pháp là chánh, tức là điều chánh-đáng, trái với tà ngụy. Tăng là tịnh, tức là trong-sạch, thanh-tịnh, không bợn-nhơ. Đây là nói về nguyên-tắc phải theo. Tuy-nhiên, còn tùy mỗi chùa, mỗi nơi, và thói quen, người ta lễ Phật có khi 4 hay 5 lạy.   Trong trường-hợp cúng Phật, khi ta mặc đồ Âu-phục, nếu cảm thấy khó-khăn trong khi lạy, ta đứng nghiêm và vái ba vái trước bàn thờ Phật.  
 c. Ý nghĩa Của 4 Lạy và 4 Vái  :
 Bốn lạy để cúng người quá-cố như ông bà, cha mẹ, và thánh-thần. Bốn lạy tượng-trưng cho tứ-thân phụ-mẫu, bốn phương (đông: thuộc dương, tây: thuộc âm, nam: thuộc dương, và bắc: thuộc âm), và tứ-tượng (Thái Dương,Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm). Nói chung, bốn lạy bao-gồm cả cõi âm lẫn cõi dương mà hồn ở trên trời và phách hay vía ở dưới đất nương vào đó để làm chỗ trú-ngụ.   Bốn vái dùng để cúng người quá-cố như ông bà, cha mẹ, và thánh thần, khi không thể áp-dụng thế lạy.   
d. Ý nghĩa Của 5 Lạy và 5 Vái  :
  Ngày xưa người ta lạy vua 5 lạy. Năm lạy tượng-trưng cho ngũ-hành (kim, mộc, thuỷ, hỏa, và thổ), vua tượng-trưng cho trung-cung tức là hành-thổ màu vàng đứng ở giữa. Còn có ý-kiến cho rằng 5 lạy tượng-trưng cho bốn phương (đông, tây, nam, bắc) và trung-ương, nơi nhà vua ngự. Ngày nay, trong lễ giỗ Tổ Hùng-Vương, quí-vị trong ban tế lễ thường lạy 5 lạy vì Tổ Hùng-Vương là vị vua khai-sáng giống nòi Việt.   Năm vái dùng để cúng Tổ khi không thể áp-dụng thế lạy vì quá đông người và không có đủ thì-giờ để mỗi người lạy 5 lạy.  
 E. Kết Luận :  Phong tục có được là do thói quen mà mọi người đã chấp nhận, nhiều khi không giải thích được lý do tại sao lại như thế mà chỉ biết làm theo cho đúng thôi. Trong mỗi gia đình Việt Nam, dù theo đạo nào cũng vậy, chúng ta,  là con dân nước Việt, hãy cố gắng thiết lập một bàn thờ gia tiên. Có như thế, con cháu ta mới có cơ hội học hỏi cách thiết lập bàn thờ gia tiên, và hiểu được ý nghĩa của việc thờ cúng ra sao.   Thờ cúng là cách biểu thị lòng nhớ ơn tổ tiên cũng như lòng thương và hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ. Đây là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt mà chúng ta cần phải duy trì. 
  (*) Góp ý thêm của TRANG CHỦ: 
Lời khấn vái là lời nói chuyện với người quá cố, do đó lời khấn là tấm lòng của người còn sống. thì muốn khấn sao cũng được. Tuy nhiên người xưa cũng đã đặt ra lễ khấn và lời khấn.  
* Lễ khấn gồm các thủ tục như sau: 
 1. Sau khi mâm cỗ đã đặt xong thì gia trưởng ăn mặc chỉnh tề (ngày xưa thì khăn đống áo dài) đi ra mở cửa chính. Ở xứ lạnh thì cũng phải ráng hé cửa chứ không đóng được cửa kín mít.  
 2. Sau đó phải khấn xin Thành Hoàng Thổ địa để họ không làm khó dễ Linh về hưởng lễ giỗ.   
3. Và sau đây là một đoạn khấn theo lối xưa:
( thảm khảo  thêm tài liệu Văn khấn đẫ phát hành )
 Duy .....quốc.....Tỉnh/Thị xa....  gia chủ :.... Địa chỉ :... tại... (số nhà). Việt lịch thứ 488..., thử nhật ... (ngày âm lịch) húy nhật  gia phụ/mẫu/Tằng tổ v.v. là Hiển khảo/Tỷ.. (tên) (cho đàn bà thì là hiển tỷ;  với ông nội ngọai thì thêm chữ tổ - hiển tổ khảo/tỷ), Hiếu tử/nữ/tôn v.v là (Tên) tâm thành kính cáo thành hoàng và thổ thần bản địa, tiền chủ tiếp dẫn gia phụ mẫu/cô di v.v. (Người được giỗ hôm nay) đồng cung thỉnh Cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, liệt vị tổ tiên, hiển tổ khảo, hiển tổ tỷ, cô di tỷ muội, nội ngoại đồng giai lâm, tọa ngự linh sàn chứng giám. Cẩn cáo.,,!!! 

 ( Hoa hướng Dương St & đăng tải phục vụ người cao tuổi) 

Tiếp theo :..............

 * 5 )Nghi thức tế lễ

Tế lễ có tính cách tập thể. Tập thể ở đây có thể là quốc gia, làng xã; có thể là một cộng đồng hay một hội đoàn. Như vậy, Tế cũng là cúng nhưng hình thức và nghi thức to lớn hơn cúng (cho gia đình, họ tộc). Tế thường có âm nhạc và có một ban Tế gồm nhiều người, 
Tế lễ có 2 điểm khác với khấn và cúng :
- Tế lễ là cuộc dâng lễ vật một cách long trọng lên những vị Thần lớn như : Trời, Đất, Mùa Màng, Đức Khổng Phu Tử, Hai Bà Trưng, Đức Thánh Trần, Đức Tả quân Lê Văn Duyệt, các vị Thần Thành Hoàng của làng xã…
- Tế lễ còn được tổ chức một cách trọng thể với cờ xí, nhạc lễ và phẩm phục. Phẩm vật tế lễ là vật tam sinh: bò, dê, heo.
Mỗi buổi tế gọi là một diên tế. Thông thường có 2 diên tế : Túc Yết và Đoàn Cả (có khi đọc trại đi là Đàn Cả) :
- Túc : Đêm (trực túc : gác đêm); yết : ra mắt. Túc Yết là ‘Lễ hương chức làng dâng lễ ra mắt các vị Thần trong lúc “Kỳ Yên” (1). Như thế, chính ra diên tế Túc Yết phải cử hành về đêm hay ít ra là vào buổi chiều. Hiện nay, tại Lăng Ông Bà Chiểu, diên tế Túc Yết được cử hành vào buổi sáng, có lẽ là vì lý do an ninh cũng như để quan khách từ xa có thể tới tham dự được.
- Đoàn : một đám người đông đảo. Cả : lớn, đông. Đoàn Cả là sự tề tựu đông đủ dân làng và khách thiện tín để tế lễ Thần. Đoàn Cả là diên tế chính trong dịp lễ Kỳ Yên tại các đình làng cũng như trong lễ giỗ của các miếu thờ Thần. Học giả Huỳnh Tịnh Của viết :
Chính lễ tế thần, nhằm ngày thứ hai. Phép Kỳ Yên rồi qua ngày sau thì Đoàn Cả.”
Mỗi diên tế Túc Yết hay Đoàn Cả gồm có các nghi thức tuần tự như sau :
 *Thành phần ban Tế :
- Chủ tế (còn gọi là Tế chủ, hay Chánh tế): Chủ tế chủ trì nghi lễ là người cao niên có phẩm hàm hay đỗ đạt cao nhất làng hoặc là ông tiên chỉ, ông nhất đám của làng… hay một nhân sĩ có uy tín của hội đoàn.
-
- Bồi tế: Hai (hoặc bốn) người bồi tế giúp chủ tế và cứ trông chủ tế mà lễ sao làm vậy
- Đông xướng, Tây xướng: Hai người Đông xướng và Tây xướng đứng đối diện hai bên hương án xướng (đọc) nghi thức hành lễ. Vai trò này có thể được xem như là một hình thức “em xi (MC)” – người điều khiển chương trình – của buổi lễ.
- Nội tán: Hai Nội tán đứng hai bên chủ tế hướng dẫn ra vào và trợ xướng. Nhiều trường hợp, để cho đơn giản tiện sổ sách, vai trò hai Đông Xướng và Tây xướng được hai Nội tán kiêm nhiệm luôn thể…
- Chấp sự: Những người chấp sự (vai trò “tà loọc”) đứng hai bên lo việc điếu đóm (dâng hương, dâng rượu, chuyển chúc, đọc chúc …)
- Đồng văn: Người lo việc đánh chiêng trống.
 *Nghi thức tế trải qua bốn giai đoạn :
1- Nghênh thần: chủ tế lễ 4 lễ – 2- Hiến lễ: dâng lễ 3 lần, mỗi lần chủ tế và bồi tế đều quỳ để hiến lễ, đọc văn tế (đọc chúc) – 3- Ẩm phúc và thu tộ: Chủ tế nhận lộc thần linh ban – 4- Lễ tạ: Chủ tế lễ 4 lễ.
Cách thức ăn mặc và động tác trong tế từ lâu đã được cung đình hoá.
Vái lạy trong các nghi thức Tế lễ
“… Từ đời xưa, vua đối với bày tôi, bố vợ đối với chàng rể, người tôn trưởng với kẻ ti ấu đều phải lạy đáp lễ… Đến đời nhà Tần mới đặt ra lễ “tôn quân ti thần,” nên thiên tử không đáp lạy bày tôi nữa… Từ quan khanh sĩ trở xuống đều theo cổ lễ mà đáp lễ kẻ ti ấu (bề dưới), nếu kẻ ti ấu chối từ, mới dùng lễ túc bái đáp lại. Còn vái là nghi thức lúc đã lễ xong…. Nước ta xưa kia có chốn công đường có lễ tông kiến, kẻ hạ quan, cũng vái bậc trưởng quan. Gần đây những kẻ hiếu sự không biết xét đến cổ điên lại cho là lễ của tôn trưởng đối với kẻ ti ấu, còn kẻ ti ấu đối với tôn trưởng không được vái, chỉ lạy xong là cứ đứng thẳng và lùi ra…” (Trích Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ trang 174).
Xem đoạn văn trích dẫn trên ta thấy vái lạy là một phép xã giao, không chỉ vái lạy người trên mà người trên cũng vái lạy đáp lễ. Từ lạy nhau chuyền sang vái nhau trong buổi tương kiến, đến nay ta tiếp thu văn hoá Âu Tây vẫn giữ được phép tôn ti (tôn trưởng ti ấu).
Theo phong tục lễ giáo của ta, bề dưới phải chủ động chào bề trên trước, trẻ chào già trước, trò chào thầy trước. Nếu bề trên không chào lại người dưới, thầy không chào lại trò, tức là không đáp lễ, thì cũng bất lịch sự chẳng khác gì từ chối người khác, làm cho người đưa tay trước ngượng ngùng và bất bình. Không biết vái, chào lại người khác là đã tự làm mất đi phong cách lịch duyệt của chính mình.
Theo Đạo giáo (Lão giáo), chủ trương “tay trái” là “tay tôn kính” vì theo tập quán “Người nước Sở trọng tay trái, mà Lão Tử lại là người nước Sở,” ví thế nên “phía bên trái” được coi trọng.
Khi cúng tế, người ta dùng tay trái để cắm nhang vào lư hương. Khi quì lạy, bàn tay phải nắm lại, bàn tay trái bao nắm tay phải, đưa hai tay lên giữa hai lông mày rồi quì xá xuống đất. Khi lạy xuống thì quì gối phải trước rồi mới tới gối trái. Khi đứng lên thì gối trái co lên trước kế đến gối phải rồi toàn thân đứng lên. Cũng có nơi quì hai gối xuống và lên cùng một lúc. Phật giáo khi lạy thì chấp hai bàn tay lại rồi xá xuống, còn Đạo giáo thì nắm bàn tay như trên, hai bên có hình thức khác nhau.
Ngày xưa, người ta lấy hình thức “bốn lần quì thực hiện tám lần xá” gọi là “lễ kính tối cao.” Nữ cư sĩ thì lạy có khác với nam cư sĩ, hai gối quì một lượt, nắm tay chỉ cần đưa ngang cổ rồi xá xuống một cách nghiêm cẩn là được.
Tư thế thắp hương lễ bái là, tay phải cầm nhang, tay trái bao ngoài tay phải, đưa lên ngang ngực (không cần phải đưa lên tới ngang hai lông mày hoặc lên khỏi đầu). Đầu nhang hơi nghiêng xéo một chút, nếu xá cao cũng không đưa nhang quá hai lông mày, nếu xá thấp thì từ ngực xá xuống, giống như vẽ thành một nửa vòng tròn.
Nếu không cầm nhang thì hai tay nắm lại như trên, đưa lên ngang ngực, đầu cúi xuống thành nửa vòng tròn.
Về mặt phẩm vật cúng tế, Đạo giáo chọn “tứ hỉ ngũ quả,” cúng dường bốn món, sáu món, bảy món hoặc mười món, chứ tuyệt không có chủ trương giết heo mỗ dê để cúng tế.
- Tứ hỉ gồm : Trà, rượu, mì sợi, cơm.
- Bốn món cúng dường là : bông hoa, nước trà, nhang, đèn sáp.
Trong đó, nhang tượng trưng cho sự “vô vi,” bông hoa tượng trưng cho “tự nhiên,” nước trà tượng trưng cho “thanh tịnh,” đèn sáp tượng trưng cho sự “thuận hóa : biến hóa theo chiều thuận,” nghĩa là bốn món nêu lên ý niệm cơ bản của Đạo giáo : “thanh tịnh, vô vi, tự nhiên, thuận hóa.”
- Bảy món cúng dường là : nhang, hoa, đèn sáp, nước trà, trái cây, cơm, âm nhạc.
- Mười món cúng dường là: nhang, đèn , bông , trái, trà, cơm, rau cải, vàng bạc, châu ngọc, y phục.
 *Thủ Tục / Diễn tiến Tế Lễ.
Diển tiến buổi Tế tương tự như lớp lang của một bản kịch ngắn mà ban Tế cần hiểu biết trước thật rõ ràng; đôi khi phải tập dượt nhiều lần cho suông sẻ, để giữ sự long trọng của buồi tế. Chi tiết diễn tiến thay đổi tùy miền, tùy loại Tế.
Sau đây xin liệt kê thủ tục điễn tiến của một buổi lễ tiêu biểu (của một giòng họ). Thủ tục sẽ được Đông xướng, Tây xướng (hay Nội tán) đọc lớn từng bước, làm từng giai đoạn một – Ngày nay, chỉ nên đọc (hoặc làm) phần chữ Việt trong ngoặc là đủ) :
1. Khởi chinh cổ (Nổi trống chiêng)
2. Nhạc sinh tựu vị (Ban nhạc vào vị trí)
3. Củ soát tế vật (Kiểm tra lễ vật cúng)
4. Chấp sự giả các tư kỳ sự (Những người phụ trách cúng vào vị trí của mình)
5. Tế chủ dữ chấp sự giả các nghệ quán tẩy sở (Chủ tế và mọi người phụ trách cúng vào chỗ rửa tay)
6. Quán tẩy (Rửa tay)
7. Thuế cân (Lau tay)
8. Bồi tế viên tựu vị (Bồi tế vào vị trí)
9. Chủ tế viên tại vị (Chủ tế vào vị trí)
10. Thượng hương (Dâng hương)
11. Nghinh thần cúc cung bái (Chủ tế và bồi tế lạy sụp cả xuống)
12. Hưng (Chủ tế và bồi tế đứng dậy)
13. Bái (Lạy)
14. Hưng (Đứng dậy)
15. Bình thân (Đứng ngay thẳng)
16. Hành sơ hiến lễ (Lễ dâng rượu lần đầu)
17. Nghệ tửu tôn sở, tư tôn giá cử mịch (Chủ tế đi ra chỗ án để rượu, người chấp sự mở cái miếng phủ trên mâm đài ra)
18. Chước tửu (Rót rượu)
19. Nghệ đại vương thần vị tiền (Hai người nội tán dẫn chủ tế lên chiếu nhất)
20. Quỵ (Tế chủ và bồi tế quỳ cả xuống)
21. Tiến tửu (một người chấp sự dâng đài rượu đưa cho tế chủ vái một vái rồi giao trả người chấp sự)
22. Hiến tửu (các người chấp sự dâng rượu đi hai bên, hai tay nâng cao đài rượu đi vào nội điện. Xong trở ra)
23. Hưng, bình thân, phục vị
24. Độc chúc (hai người chấp sự vào bàn trong kính cẩn bưng văn tế ra)
25. Nghệ độc chúc vị (người nội tán dẫn chủ tế lên chiếu trên)
26. Giai quỵ (tế chủ, bồi tế, hai người bưng chúc đọc chúc đều quỳ cả xuống)
27. Chuyển chúc (người bưng chúc đưa cho chủ tế. chủ tế cầm lấy, vái một vái rồi đưa cho người đọc chúc)
28. Độc chúc (người đọc chúc lần này đọc bản văn tế. Đọc xong văn tế, chủ tế lạy hai lạy rồi ra phía ngoài. Sau đó lại xướng lễ trở lại để dâng hai tuần rượu nữa. Tuần thứ hai là Á hiến lễ và tuần thứ ba gọi là Chung hiến lễ)
29. Ẩm phúc (hai người vào nội điện bưng ra một chén rượu và một khay trầu)
30. Nghệ ẩm phúc vị (người chủ tế đi ra bước lên chiếu thứ nhì)
31. Quỵ (tế chủ quỳ xuống. hai người đưa chén rượu, khay trầu cho chủ tế)
32. Ẩm phúc (chủ tế bưng lấy chén rượu vái, lấy tay áo che mồm uống một hơi hết ngay)
33. Thụ tộ (chủ tế cầm khay trầu vái rồi ăn một miếng)
34. Tạ lễ cúc cung bái (chủ tế và bồi tế cùng lạy tạ bốn lạy)
35. Phần chúc (người đọc chúc đem văn tế đốt đi)
36. Lễ tất (tế đã xong)
Trong buổi Tế lễ này có mấy điều chú ý như sau
- Khi chủ tế di chuyển đổi chỗ trên các chiếu, từ chiếu dưới lên chiếu trên thì phải bước ra khỏi chiếu rồi bước lên về phía bên phải của mình, và khi trở xuống cũng bước ra khỏi chiếu trở về phía bên trái của mình tức là bên phải của bàn thờ.
- Hai người bồi tế ngoài nhiệm vụ phụ giúp chủ tế trong việc hành lễ còn có nhiệm vụ thay thế người chủ tế nếu người này vì bất cứ lý do gì không hành lễ được.
- Khi đốt sớ, mọi người dự tế đều phải đứng quay mặt và ngó vào chỗ đốt sớ.
Văn tế, văn chúc
Bài văn Tế thường do Chủ tế đọc. Nhưng cũng có thể do một người nào đó trong ban Tế đã được chỉ định trước. Ngày xưa, bài Văn Tế thường viết bằng chữ Hán… Tuy nhiên ngày nay dân gian dùng thẳng chữ Quốc ngữ (tương tự như văn khấn của cúng giỗ).
                                                  ( HHD-ST- tháng 3-2013)
 Đăng tải ( phục vụ hội hương lão- các tố chức lễ hội tham khảo ) 

Không có nhận xét nào: