Trang

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

CV SỐ 66 : '' CHẤP NHẬN - CHỮ NHẪN - GIẤY CHỨNG NHÂN SỰ KIỆN ĐỜI NGƯỜI ! "

CH Đ 95 ST& BS chọn lọc BV ( CHẤP NHẬN hay NHẪN NHỤC và chữ NHẪN.. )

Category: , Tag:
10/08/2012 12:21 am
 * CHẤP NHẬN
...  Hay là  sự NHẪN NHỤC chịu đựng. chấp nhận những gì hiện có ..?
Theo internet
 Nếu mọi người chỉ muốn  người khác làm theo tất cả những gì mình muốn thôi thì coi chừng cái đó không phải là tình thương đích thực. Trong bản chất của tình thương đích thực  phải có sự tự do. Nếu ta thương người nào mà ta nhốt họ vào trong một cái lồng  mặc định theo định kiến,chủ quan của riêng mình dù  cái  lồng đó  ''bằng sắt , bằng vàng, hay bằng vật liệu gì...'' thì họ vẫn cảm thấy nghẹt thở vì tù túng. Họ sống bên ta mà luôn  khát khao được tự do thoát khỏi sự kiềm chế phong tỏa của ta thì ta đã thất bại rồi.!
       Trong khi ta vẫn tin tưởng rằng tất cả những gì ta làm đều xuất phát từ tình thương  theo quan niệm chủ quan của của mình  tất cả mục đích chỉ đem lại  kết quả tốt đẹp & Hạnh phúc cho họ  .  Nhưng ta có thể lầm . Cho dù tình thương của ta tràn đầy và hiểu biết của ta về tình trạng đó hay ho đến mức nào thì ta phải cần hiểu cái nhu yếu của bên kia và khả năng tiếp nhận của họ có phù hợp hay không .
Có thể những điều ta muốn là hợp với chân lý, với nguyên tắc sống, với đạo đức nhưng đâu phải lúc nào người kia cũng đủ sức để đi theo. Họ có cái nhìn không giống ta và tâm trạng cũng  khác ta . Thậm chí họ có thể chọn con đường lầm lẫn vì cái nhìn hạn hẹp hay mê muội thì ta cũng không thể nào ép họ phải nghe ta mà cải thiện liền được. Ta có chê trách hay buộc tội thì họ cũng chịu. Trong tình thương phải có sự chấp nhận . Nếu ta thương yêu họ thì ta phải  chấp nhận những lầm lỡ hay yếu kém của họ bằng  mọi khả năng  từ tấm lòng  chân thành cầu thị chứ không phải là một sự miễn cưỡng  đè nén cố chấp . Ta không thể nói ta chỉ thích những cái hay thôi, còn cái dở thì  vứt ngay đi vì ta không chấp nhận được thì đó không phải là tình thương  thực  thụ . Đó chỉ là một sự  thương hại có tính toán. Như vậy  sự  chấp nhận chẳng qua là để thỏa mãn cho những nhu  cầu của cá nhân hay   ''vì sự giàn buộc  có lợi nào đó  cho mình  ,,''  chứ đâu  phải vì  tình yêu thương thực lòng với  người kia ...?
       Trong tiếng Việt chữ chấp nhận có nghĩa là chịu đựng, ôm lấy đối tượng kia mà không có thái độ kháng cự  miệt thị hay loại trừ. Thí dụ khi bác sĩ cho biết ta đã bị ung thư  ban đầu ta không  thể chấp nhận được sự thật phũ phàng đó. Ta nghĩ mình đâu có làm gì để phải chuốc lấy cái tai nạn này, tại sao không là ai khác mà lại là ta, nên ta đau đớn khóc than như  bị oan ức để tìm lại sự công bằng. Nhưng rồi vài tuần sau hay một tháng sau ta dần dần học được cách chấp nhận cái sự thật đang diễn ra từng ngày trong cơ thể. Và chỉ khi nào ta hoàn toàn chấp nhận  sự thật đó. . thì Thái độ chấp nhận ấy  như một loại dược liệu an thần, làm cho ta không còn căng thẳng và vơi bớt khổ đau.
       Chữ chịu thường phải đi chung với chữ đựng, chịu đựng   thay cụm từ (nhẫn nhục), tại vì nếu ta không có cái khả năng đựng thì ta không thể nào chịu được. Đựng tức là dung lượng, là cái khả năng chứa. Ví dụ như :  Cái chén thì có cái khả năng chứa  dung lượng của cái chén. Cái tô thì có  khả năng chứa  dung lượng của cái tô. Cái nào có dung lượng lớn hơn thì cái đó có thể chứa đựng được nhiều hơn.
Trái tim  mỗi người cũng vậy "  nó có thể chứa đựng được niềm đau nỗi khổ nhiều hay ít tùy thuộc vào dung lượng của  mỗi trái tim . Khi niềm đau nỗi khổ tràn lấp ra ngoài là ta biết rằng trái tim của mình đã không đủ sức chứa. Cho nên với niềm đau nỗi khổ lớn thì ta phải cần có một trái tim lớn.
       Có một thí dụ rất hay. Nếu ta lấy một nắm muối  bỏ vào trong chén nước thì chén nước đó mặn lắm, không uống được. Nhưng nếu ta ném nắm muối đó xuống dòng sông thì nước của dòng sông đó vẫn uống được như thường. Dù ta ném xuống dòng sông một giạ muối đi chăng nữa thì nó vẫn không hề bị mặn. Tại vì  dung lượng của dòng sông mênh mông quá, một nắm muối hay một giạ muối cũng không nghĩa lý gì, trong khi chén nước kia bé xíu nên không chịu đựng nổi một nắm muối.
       Ta đã từng thấy nhiều người có những khó khăn rất lớn nhưng họ vẫn thong thả và tươi cười được. Chính do khả năng chịu đựng của họ quá lớn nên khó khăn tuy có mặt mà không thể động tới họ. Trong truyện Kiều, cụ Nguyễn Du nói: “Có dung kẻ dưới mới là lượng trên”. Nếu ta là cha mẹ, là anh chị, là thầy chủ, là quan quyền mà ta không thể dung nạp người dưới ta với những lầm lỡ và yếu kém thì ta không được gọi là người trên trước. Ai có tấm lòng lớn thì mới được gọi là người trên trước. Nhưng không phải ta muốn trái tim ta lớn là nó lớn, phải có một sự hiểu biết đúng đắn về chính trái tim mình thì mới có thể tìm ra cách khai mở được.
       Trong cuộc sóng mưu sinh, để có sự nghiệp hiển vinh với đời ít nhiều ta đã đánh mất lòng thiệt thà và trái tim rộng mở. Đó có thể là một sự trả giá mà ta đã chọn chứ không phải vô tình. Nhưng khi con tim ta đã không còn chan chứa tình thương để sẵn sàng bao dung và tha thứ cho kẻ khác  thì ta đánh mât  một tài sản quá lớn. 
Tổ tiên ta có thể chưa có kiến thức tiến bộ  như  hiện nay, nhưng họ có tấm lòng rộng lớn nên dễ dàng chấp nhận mọi hoàn cảnh khó khăn. Xã hội hiện đại đã tạo ra quá nhiều tiện nghi vật chất khiến người ta ngày càng lười biếng sử dụng khả năng tự nhiên của mình. Cái gì cũng có máy móc thay thế nên lâu dần ta cũng bị nhiễm tính, đem tình thương đặt vào những công thức hay nguyên tắc cứng đơ như sắt thép. Cũng chính vì con người bị hút mạnh vào những điều kiện hưởng thụ vật chất  theo cơ chế thị trường bài toán cuộc đời  mỗi ngày ta có thể chế tác ra chất liệu thương yêu, thay vì chỉ nghĩ đến chuyện kiếm thật nhiều tiền .
       Có khi ta không chấp nhận được không phải vì ta không có khả năng chứa đựng, mà chính cái danh dự hay sĩ diện đã đóng bít trái tim ta lại. Ta sợ thiên hạ sẽ cười chê nếu ta chấp nhận một người như vậy. Thời buổi bây giờ người ta sống  thực dụng  bằng vật chất hơn là  tình cảm  từ tấm lòng, thay vì tìm cách để cảm thông và chấp nhận nhau thì người ta lại cố tình che đậy để đánh lừa nhau. Sống bằng sự cố gắng giả tạo như vậy thì mong manh lắm. Thực chất của hành động đó cũng chỉ là phục vụ cho cái ích kỷ thôi, chứ ta không có thật lòng thương yêu người kia. Nếu thương yêu hết lòng thì ta không để kẹt vào bất cứ một ý niệm nào, một chủ thuyết nào có tính cách ảnh hưởng hay ngăn cản sự bao dung và tha thứ của ta. Ta không đòi người kia phải như thế này hay như thế nọ thì ta mới chấp nhận. Ta chấp nhận vì ta có tấm lòng lớn chứ không phải vì mềm lòng, yếu đuối. vì lòng thương hại..
       Trong trường hợp ta đã mở trái tim ra rồi mà người kia vẫn cứ tăng mức độ khó chịu lên thì ta phải làm sao? Nếu ta thấy trái tim mình còn có thể mở ra thêm nữa thì hãy tiếp tục, vì trái tim càng mở rộng thì con người ta càng to lớn chứ không mất mát vào đâu. , đầu tư  tình cảm từ trái tim  để trinh phục cảm hóa người khác thì không bao giờ sợ lỗ lãi
. May thay sự khó khăn của hoàn cảnh không bao giờ lớn hơn mức chứa đựng của trái tim cả, nếu ta phát huy đến hết mức mà nó có thể. Mức tận cùng của trái tim là không còn biên giới (vô lượng tâm), cũng như lòng đất sẵn sàng đón nhận hoa thơm hay phn uế mà không  từ chối hay kỳ thị . Nhưng nếu ta không có cái khả năng vĩ đại đó,  thì cố nhiên người kia sẽ không được chấp nhận.
Ta không có sai khi loại trừ người kia, nhưng ta đã thất bại trong thương yêu để cảm hóa . Một người cha mà tuyên bố chối từ con mình không hẳn là người cha đó sai bởi vì ông đã cố hết sức rồi. Nhưng thật sự ông là người bại trận trong liên hệ cha con, trái tim ông đã không đủ sức chứa một đứa con hư hỏng thì thử hỏi ông còn có khả năng chứa đựng được ai? Trái tim ông không đủ sức là tại ông không biết cách khơi mở nó hoặc không đủ thiện chí.... khi ông chỉ có mỗi tài năng làm ra tiền hay tạo sự ngưỡng mộ với thiên hạ mà thôi.
       Ta phải ý thức rằng trong đối tượng nào cũng đều có mang theo những khó khăn, nếu ta không học cách chấp nhận thì chung quanh ta dần dần sẽ không còn ai. Điều kỳ diệu là khi bắt đầu chấp nhận thì lòng ta sẽ nhẹ nhàng và thanh thản, mặc dầu để giúp đỡ đối tượng đó thì cần đến cả công trình. Nhưng không sao, khi cõi lòng ta cao thượng vị tha, mênh mông  rộng mở với lỗi lầm người khác gây lên  ''vì cái được... nhiều hơn cái mất...  ''  thì ta không còn  gì phải ân hận sót xa vời đời vì ( CHẤP NHẬN )..
Kiên nhẫn là chứng tích của thương yêu. Mỗi ngày có thêm một người bạn, chứa thêm một người nữa trong cõi lòng ta thì cuộc sống này sẽ trở nên tràn đầy ý nghĩa. Khi ta không còn muốn loại trừ ai nữa thì sự cô độc sẽ tan biến ra khỏi cuộc đời ta. Này bạn ! hãy đem người thương của mình trở về nơi trái tim rộng mở của bạn đi. Họ đang rất lạc lõng và trông chờ vào sự bao dung của bạn..!
Nắm muối không hề mặn
Với  dung lượng cả dòng sông
Lỗi lầm kia bé nhỏ
Với cõi lòng mênh mông”
 SUY NGẪM : Ai là người  trong cuộc sống bị mất mát tổn  thất về '' Vật chất hay tinh thần '' mới thấu hiểu cụm từ  '' CHẤP NHẬN
...  hay là  sự NHẪN NHỤC chịu đựng. là gì ,,? ''
NHẪN MÀ KHÔNG NHỤC GIỐNG NHƯ CHỮ NHẤN KHÔNG ĐI LIỀN VỚI CHỮ  TÂM.....

*Trích dẫn lại lời kinh phật về chữ " NHẪN ''
 Có khi Nhẫn để yêu thương
 Có khi Nhẫn để tìm đường tiến thân
 Có khi Nhẫn để chuyển vần
Thiên thời, địa lợi, nhân tâm thuận hòa
 Có khi Nhẫn để vị tha
 Có khi Nhẫn để ta thêm bớt thù
 Có khi Nhẫn để khoan dung
Ta vui người cũng vui cùng có khi
 Có khi Nhẫn để tăng uy
 Có khi Nhẫn để kiên trì , bền gan
 Có khi Nhẫn để an toàn
 Có khi Nhẫn để rõ ràng đúng sai
Bạn bè giao thiệp cùng ai
 Có khi Nhẫn để kính người, trọng ta
Thế gian kho dễ đâu mà
Chữ Tâm chữ Nhẫn xem ra cũng gần

 * HAI NÉT CHỮ NHÂN

    Chữ "Nhân" tuy chỉ có hai nét, một nét phẩy, một nét mác, nhưng lại không dễ viết. Hai nét này hàm nghĩa phong phú, triết lý sâu xa, không viết đúng được một nét thì không thể gọi là một đời người hoàn chỉnh đúng với ý nghĩa chân thực.
Một nét tả sự tiến lên phía trước, một nét tả sự lùi về phía sau. Đời người giống như việc leo núi, từng bước từng bước leo lên đỉnh. Lại từng bước từng bước xuống núi. Thông thường việc xuống núi còn khó hơn lên núi. Người không khuất phục trước mọi khó khăn, không e sợ gian nan nguy hiểm, dũng cảm leo lên dĩ nhiên là rất đáng nể phục; nhưng người khi đã đến đỉnh lại không luyến tiếc chức vị cao mà can đảm lui xuống dòng nước xiết, có thể tiến có thể lui, chẳng bận tâm vinh nhục được mất lại càng đáng quý hơn.
Một nét tả thuận cảnh, một nét tả nghịch cảnh. Đời người có lúc gặp cảnh thuận lợi, cũng có lúc gặp phải cảnh khó khăn, thậm chí nghịch cảnh còn nhiều hơn thuận cảnh. Đối diện với những khó khăn, trắc trở, không thể chỉ biết oán trách, chìm đắm và tuyệt vọng, nghịch cảnh không thể khống chế số phận, chỉ có thái độ và biểu hiện mới có thể quyết định thành công và thất bại. Đứng trước những khó khăn trở ngại càng không thể trốn chạy, trực tiếp đối diện với hiểm nguy đôi khi chính là một con đường sống.
Một nét tả sự bỏ ra, một nét tả sự thu về. Ai ai cũng khao khát thành công, nhưng thành công có cái giá phải trả. Bỏ ra thêm một phần thì sẽ tích luỹ được thêm một phần vốn; bỏ ra thêm một phần thì sẽ thể hiện được thêm một phần tài hoa, bỏ ra thêm một phần thì sẽ thu được thêm một phần thành công. Bỏ ra tuy sẽ mất đi nhiều thứ nhưng luôn được báo đáp. Chỉ cần chúng ta có tâm thái tiến thủ tích cực thì sự mất mát cũng sẽ trở nên đáng yêu.
Một nét tả đạo đức, một nét tả tài năng. “Đức” chính là linh hồn của con người. Tài chính là gan ruột của con người. “Đức” và “Tài” chính là nét phẩy và nét mác giữ vững chữ “Nhân”, người không có “Đức” thì không thành người, người không có “Tài” thì người khó đứng vững.
Một nét tả quyền lực, một nét tả trách nhiệm. Mỗi người đều có quyền làm người, đồng thời cũng gánh vác trách nhiệm làm người. Người không gánh vác trách nhiệm, không thực hiện nghĩa vụ, chỉ biết sống hưởng thụ, ngồi mát ăn bát vàng thì cũng giống như loài ký sinh trùng. Con người chính là một vai nhận quyền lợi, một vai gánh trách nhiệm để đi hết đường đời.
Một nét tả bằng hữu, một nét tả đối thủ. Sự trưởng thành của mỗi người không thể tách rời bạn hữu, thêm một người bạn thêm một con đường. Đồng thời sự trưởng thành của con người cũng không thể thiếu đối thủ. Đối thủ là người trợ giúp rèn luyện của người thành công, là người thầy giỏi của kẻ thất thế. Một người nếu không có đối thủ thì cuộc sống và công việc sẽ mất đi cảm hứng và sức sống; có đối thủ mới có cảm giác nguy cơ và năng lực cạnh tranh. Đôi khi bạn bè chính là đối thủ, nhiều lúc đối thủ lại là bạn bè, có bạn bè và đối thủ, đều không thể thiếu trong đời sống.
Viết được một chữ “nhân” chỉ cần hai nét; để làm được một con “người” lại cần cả một đời...


 * TỜ GIẤY VÀ  SỰ KIỆN CUỘC ĐỜI..!

    Một tờ giấy khai sinh         -  Bắt  đầu một cuộc đời.

    Một tờ giấy tốt nghiệp      -  kết quả Phấn đấu  một phần cuộc đời.

   Một tờ giấy kết hôn     -  sự giàn buộc trách nhiêm, nghĩa vụ,bổn phận .
                                         có thể là hạnh phúc  hay bất hạnh một cuộc đời )

    Một tờ giấy thăng quan    - Đánh dấu bước ngoặt về sư thăng hoa trong cuộc                                                  đời. 
    Một tờ giấy bạc (tiền)      - Nhọc nhằn gian khổ cả cuộc đời mới có.

    Một tờ giấy khen             -   vinh dự một thời .

   Một bản án (kết tội)          - đánh dấu sự  thất bại một thời

    Một tờ giấy khám bệnh    -  báo hiệu  ốm đau bệnh tử đẫ đến gần .
    
   Một tờ điếu văn                -  Kết thúc  cả cuộc đời.


   Mấy tờ giấy  ấy                 -  làm cho ta Hiểu rõ cả  cuộc đời.

    Quên đi mấy tờ giấy ấy - Đời đâu còn ý nghĩa .
 
( Hoa Hướng Dương  )ST& BS bài viết theo chính kiến BT ngày 07/10/2012




Thanh Bình at 10/08/2012 08:09 am comment
ta cung la con chim trong chiec long bang vang nhung luon cam thay minh bat hanh
Hoa Hướng Dương at 10/08/2012 09:39 pm reply
Mình tự động viên an ủi minh;; đã là hoa hay là hoa........... Đã là chim.. hãy là chim.... tự do bay lượn... Sao phải học chữ Nhấn & chấp nhận qua nhiều...? [img]112[/img]

Không có nhận xét nào: