Trang

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

CV số : 19 * Những điều cần biết về Việt Nam (P1)


CHĐ 100 : ST-TK ( Những điều cần biết về Địa lý & Lịch sử Việt Nam P1+P2 )

Category: , Tag:
10/21/2012 12:58 pm
 * Những điều cần biết về Việt Nam (P1)
( HHD Cogy ngày 21/10/2012 từ Blog MiulyU  tư liệu thảm khảo về Địa lý Lịch sử đất nước con người VN )
Lời mở đầu: Bài viết này sử dụng tư liệu, hình ảnh từ rất nhiều nguồn khác nhau.  Rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn về nội dung và hình thức của bài viết này để MiulyU chỉnh sửa cho nó hoàn thiện hơn.

1. Phần Địa lý:



                        






                                  
   Đây là tấm hình chụp từ bản đồ ảnh vệ tinh toàn cầu- Google Earth vào ngày 23/05/2009 (Nguồn Giải pháp định vị)

                        3 tấm hình trên, có tấm không có chữ hoặc có chữ nhưng nhìn không rõ nên Miulyu lấy tấm bản đồ hành chính này để nói về vị trí địa lý của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á:




 a/ Vị trí địa lý
: Nhìn bản đồ, ta thấy

- Đất nước chúng mình có hình dạng gần giống chữ nằm trên bán đảo Đông Dương (bán đảo này gồm 3 nước: Việt  Nam -Lào- Campuchia) thuộc khu vực Đông Nam Á.
     + Phía bắc giáp Trung Quốc
     + Phía tây giáp Lào -Camphuchia
     + Phía đông và phía nam: giáp biển Đông
     +Phía tây nam giáp vịnh thái Lan (chứa đảo Phú Quốc - Kiên Giang á).

- Diện tích: hơn 331 nghìn km² gồm đất liền và vùng nội thủy (gồm vùng biển ven bờ và hệ thống sông suối ao hồ trong đất liền)- đứng thứ 65 trên thế giới.

- Hơn 2800 hòn đảo, bãi đá ngầm (tất nhiên bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa).
Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam: hơn 1 triệu km².

 - 1 số hình ảnh đẹp ở  2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa:
    + Quần đảo Hoàng Sa- thành phố Đà Nẵng- Việt Nam:







Một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa


Đảo Phú Lâm (Hoàng Sa- Việt Nam )


Tượng đài Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải


+ Quần đảo Trường Sa- tỉnh Khánh Hòa- Việt Nam:


Toàn cảnh đảo Trường Sa Lớn nhìn từ trực thăng quân đội (Nguồn Anninhthudo)

    
Đảo Song Tử Tây nhìn từ ngọn hải đăng
  

 
Lính đảo Trường Sa Lớn tạm biệt người ra thăm đảo về đất liền
    
   Tuần tra quanh đảo- đây là nhiệm vụ thường xuyên của những chiến sĩ trẻ này


Những công dân nhỏ của Trường Sa- Việt Nam
b/ Địa hình:                    
    
                                                                     
 Bản đồ địa hình.

3/4 là đồi núi, tập trung ở Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ và Tây Nguyên (màu nâu đỏ, màu vàng trên bản đồ).
                        + Có 2 đồng bằng lớn nhất: Đồng Bằng sông Hồng và Đồng Bằng sông Cửu Long(còn gọi là đồng bằng Nam Bộ) (màu xanh trên bản đồ).
                        +  Ngoài ra còn có những đồng bằng nhỏ hẹp ven duyên hải miền Trung.

Đỉnh Phan Xi Phăng (thuộc dãy Hoàng Liên Sơn- Tây Bắc Bộ) cao nhất Việt Nam: 3.143 m

c/  Khí hậu:
- Miền Bắc: khí hậu cận nhiệt đới ẩm với 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu,đông).
Miền Trung: khí hậu nhiệt đới gió mùa, nơi này năm nào cũng chịu ảnh hưởng từ những cơn bão từ biển Đông đổ vào.
Miền Nam: khí hậu nhiệt đới xavan với 2 mùa; mùa mưa (tháng 5- tháng 9) và mùa khô (tháng 10-  4).

d/  Tài nguyên khoáng sán:  đa dạng, phong phú ("rừng vàng biển bạc" mà) bao gồm: rừng, than đá, bô xít, dầu mỏ, khí đốt, thủy sản...

2. Dân tộc, dân cư:


- Tổng dân số (thống kê  tháng 7- 2011): gần 91 triệu người- đứng thứ 14 trên thế giới.
- Cả nước có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh (Việt) chiếm 86%.
    
Đại diện 54 dân tộc Việt Nam dâng hương các vua Hùng (Nguồn Báo điện tử Chính phủ)

Phân bố dân cư:
+ Vùng đông dân nhất: Đồng bằng sông Hồng
             + Vùng ít dân nhất: Tây Nguyên
                       + 70% dân sống ở nông thôn, số còn lại ở thành thị.

Tỉ lệ giới tính trung bình hiện nay là 98 nam/ 100 nữ.

Đại diện 54 dân tộc anh em dưới cột mốc chủ quyền trên đảo Song Tử Tây

3. Phân cấp hành chính:


Hiện nay, VN có 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương  với thủ đô là Hà Nội (nói nôm na là cả nước có 63 tỉnh, thành phố).
    
Một góc quận Cầu GIấy (thủ đô Hà Nội)- ảnh chụp vào tháng 6/2012 từ đài quan sát ở tầng 72 của tòa nhà cao nhất Việt Nam, Tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark 72 được khánh thành ngày 18/5/2012
Danh sách 63 tỉnh, thành phố cả nước:
An Giang
Bà Rịa-Vũng Tàu
Bạc Liêu
Bắc Kạn
Bắc Giang
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Dương
Bình Định
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Cần Thơ
Đà Nẵng
Đắk Lắk
Đăk Nông
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Hà Nội
Hà Tĩnh
Hải Dương
Hải Phòng
Hậu Giang
Hòa Bình
Thành phố Hồ Chí Minh
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Nghệ An
Ninh Bình
Ninh Thuận
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Bình
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thanh Hóa
Thừa Thiên-Huế
Tiền Giang
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Vĩnh Phúc
Yên Bái



Một số địa danh nổi tiếng (nhà thờ Đức Bà, cảng Sài Gòn, chợ Bến Thành, nhà hát... ) của TP Hồ Chí Minh- thành phố phát triển nhất Việt Nam

- Phân cấp hành chính Việt Nam gồm 3 cấpcấp tỉnh và tương đương, cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương đương.

 4. Đôi nét về lịch sử Việt Nam:

" Dân ta phải biết sử ta- Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam "Bác Hồ
- Theo truyền thuyết, vào thời Hồng Bàng (cách đây hơn 4000 năm), các tộc người Việt cổ (Bách Việt) đã xây dựng nên nhà nước Xích Qủy rộng lớn có vị trí là phía nam sông Dương Tử (Trung Quốc) ngày nay. (Ngoài ra còn có 1 truyền thuyết khác mà tất cả người dân Việt ai cũng biết đó là truyền thuyết "Con rồng cháu tiên- đẻ bọc trăm trứng- 50 con xuống biển-  50 con lên rừng".

- Thế kỉ 7 TCN (trước công nguyên), 1 trong  những nhóm dân tộc ở phía nam nước  Xích Qủy là Lạc Việt di cư xuống miền Bắc Việt Nam ngày nay, lập nên nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng.

Lăng vua Hùng (xây vào năm 1870) ở đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ.


 -  Giữa thế kỉ 3 TCN, đổi thành nhà nước Âu Lạc.

 - Từ thế kì 2 TCN đến hơn 1000 năm sau, người Việt bị các triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ, áp bức, bóc lột. Thời gian này xảy ra nhiều cuộc khởi nghĩa nổi tiếng như  Bà Triệu, Mai Thúc Loan, Hai Bà Trưng, Lý Bí...

 - Mãi đến năm 938, với chiến thắng  vang dội trên sông Bạch Đằng dưới sự lãnh đạo xuất sắc của vị tướng tài ba Ngô Quyền đã đánh tan tác quân Nam Hán, nước Việt chính thức giành được độc lập.
  

Mô hình trận chiến Bạch Đằng 938

- Từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 14 dân tộc  đã xây dựng đất nước trên cơ sở Phật giáo tổ chức chính quyền tương tự thể chế chính trị của các triều đại Trung Quốc  (chế độ phong kiến tập quyền- vua đứng đầu, có quyền lực cao nhất).

 - Thế kỷ 15, ảnh hướng Nho giáo càng tăng.

 -  Suốt thời kì phong kiến này, dân ta nhiều lần chống lại sự xâm lược của các triều đại phương bắc (người Hán, Mông Cổ, Mãn Thanh). Và đặc biệt là, MiulyU tin rằng bất kì người dân Việt nào không thể không tự hào,không ấn tượng về chiến tích vĩ đai của nhà Trần với 3 lần chống quân Nguyên (lần 1: năm 1258; lần 2: 1285; lần 3: 1287- 1288) và trận chiến  lịch sử đánh bại 29 vạn quân Thanh của vua Quang Trung vào năm 1789.

 
  
Tượng đài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ( là vị tướng đã lãnh đạo cả 3 cuộc kháng chiến đánh tan tác quân Mông Nguyên) trên đảo Song Tử Tây (Trường Sa- Việt Nam)
                                  
 
Vua Quang Trung qua nét vẽ của họa sĩ triều Thanh năm 1790

 -  Nhờ khai hoang, mở rộng lãnh thổ về phía nam mà Việt Nam có ranh giới địa lý như hiện nay  vào năm 1757.

 -   Giữa thế kỉ 19Việt Nam - Lào- Campuchia thành thuộc địa của Pháp.



Nhà hát Lớn Hà Nội đầu thế kỷ XX, chụp từ phố Paul Bert cũ, nay là phố Tràng Tiền .


Một gia đình nông dân những năm 30 của thế kỉ 20

  

Trường làng thời pháp thuộc


  
Một xưởng xẻ gỗ thời Pháp thuộc



Phụ xe Hà Nội thời Pháp thuộc



Tù nhân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc (ảnh chụp vào năm 1902)
 - Cách mạng tháng tháng 8- 1945, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh (Việt Nam độc lập Đồng minh hội), dân ta giành chính quyền từ tay phát xít Nhật.

-  Ngày 2-9-1945, Bác Hồ đọc bảng tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ công hòa.

Lễ đài tại quãng trường Ba Đình, nơi diễn ra buổi lễ lịch sử của dân tộc Việt Nam



Đúng 14h ngày 2/9/1945, Bác Hồ bước lên lễ đài, đọc bảng Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước công- nông đầu tiên ở Đông Nam Á
 Vào ngày 2-9-1945, không được tận mắt nhìn Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, người dân miền Tây Nam bộ cùng lắng nghe lời Bác qua sóng phát thanh để hòa cùng niềm vui chung với ngày tết độc lập của đất nước. 


Sát cánh cùng đồng bào Nam Bộ kháng chiến, thanh niên Hà Nội yêu cầu Chính phủ cho vào Nam bộ diệt xâm lăng, tháng 9/1945.

 - Sau đó, Pháp quay lại xâm lược, nhưng bị dân ta dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, chống trả quyết liệt.

 -  Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954), Hiệp định Giơ ne vơ  được kí kết. Phát rút khỏi Đông Dương và  Việt Nam bị chia thành 2 vùng tập kết quận sự Bắc- Nam lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới:
    + Miền Bắc, xây dựng nhà nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa, được Liên Xô, Trung Quốc và các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa công nhận, hậu thuẫn và giúp đỡ;

  + Miền Nam, thành lập chính quyền bù nhìn Ngô Đình Nhiệm dưới sự hậu thuẫn của Mỹ và các nước thân Mỹ.

Bác Hồ xúc động khi nói đến miền Nam tại kì họp thứ 6, Quốc hội khóa
1 (tháng 12/1956)


- Đúng 9h49 phút ngày 2/9/1969Bác Hồ đã "ra đi" trong niềm tiếc thương vô hạn của đồng bào cả nước.
(Các bạn có thể xem đoạn phim gốc Lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đây. Đây là 1 đoạn phim do 1 nhà quay phim Nhật Bản quay lại khi diễn ra lễ tang của Bác Hồ. Đoạn phim này được đài THVN mua bản quyền phát sóng. Lúc MiulyU xem tới cảnh quay những thiếu nhi, học sinh khóc, rơi nước mắt luôn).

Thông tin thêm: Tang lễ được tổ chức vào ngày 9/9/1969 tại quảng trường Ba Đình với hơn 150.000 người đến dự, trong đó có các đoàn đại biểu từ các nước xã hội chủ nghĩa.


Lăng Bác- Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm.


Sau đây là 1 số ảnh sinh thời của Bác:


Bức ảnh chụp Nguyễn Ái Quốc tại đại hội Đảng Xã hội Pháp ở Tua vào năm 1920. Bác là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sảnPháp. 



Những ngày ở Việt Bắc, Bác Hồ tự chẻ củi nấu ăn 



Bác Hồ đi thăm đồi cây bạch thạch của hợp tác xã Thắng Lợi, xã Vinh Quang (nay là xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy) tỉnh Phú Thọ vào ngày 26/1/1964


Thiếu niên nhi đồng mỗi khi nhắc đến Bác Hồ đều nghĩ ngay đến vị cha già của dân tộc với vầng trán cao, ánh mắt sáng và râu tóc bạc phơ.

 

Bác Hồ vui cùng với trẻ em nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi (1969). Và đây cũng là lần vui vầy cuối cùng của Bác bên các cháu thiếu nhi

 - Tháng 1- 1973Mỹ kí hiệp định Paris và rút quân khỏi Việt Nam .

 - 30-4-1975 là cột mốc lịch sự đặc biệt quan trọng, là ngày cả nước thống nhất, giành độc lập hoàn toàn, là ngày mà chính quyền của tổng thống mù nhìn Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện trước Lực lượng quân giải phóng miền Nam tiến vào Sài Gòn.

Tổng thống Mỹ Gerald Ford  nghe cố vấn Nelson A. Rockefeller báo cáo về kế hoạch di tản khỏi Sài Gòn (28/4/1975)


Trực thăng chở thường dân tỵ nạn (trên Hàng không mẫu hạm USS Midway) bị vứt bỏ để dành thêm chỗ cho những người tỵ nạn (4/1975)


 
Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975


Nội các Dương Văn Minh ở thời điểm 30/4/1975


Dương Văn Minh (người ngồi bên phải) chuẩn bị đọc lời tuyên
bố đầu hàng tại Đài phát thanh Sài Gòn ngày 30/4/1975


(Chắc các bạn rất tò mò, không biết Dương Văn Minh nói lời tuyên bố đầu hàng như thế nào. Nhấp vào đây để nghe nha).


Niềm vui trong ngày chiến thắng


 
Đường phố Sài Gòn nhộn nhịp trở lại sau đại thắng 30/4/1975



Chiến sĩ cách mạng Lê Văn Thức bị địch đày ra Côn Đảo xúc động gặp lại mẹ trong ngày vui chiến thắng. Với nhiều người dân nước Việt, đây là một trong những bức hình đẹp nhất, khắc họa rõ nhất nỗi đau thương mà anh dũng kiên cường của dân tộc.

- Năm 1976, có vài sự kiện đáng chú ý:
                        +Chính thức đổi quốc hiệu thành : nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

                         +Sài Gòn- Chợ Lớn đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh

                        +  Quốc ca là bài Tiến quân ca do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác. (Điều thú vị là bài Tiến quân ca có 2 lời nhưng chỉ có lời đầu được sử dụng làm Quốc Ca)
+ Tiếp tục giữ Lá cờ đỏ sao vàng là Quốc kì của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

- Năm 1986, Đại hội  Đảng lần thứ 6 chấp thuận Chính sách đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.


- Năm 1995, diễn ra 2 sự kiện quan trọng:
                        + Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Mỹ;

                        + Gia nhập ASEAN.

     Một biểu ngữ chào mừng Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 2011 tại Jakarta

- Ngày 11- 1-2007, VN chính thức trở  thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới WTO
     
 Biểu ngữ chào mừng Việt Nam gia nhập WTO

- Tháng 10- 2007, VN được bầu là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nhiệm kì 2008- 2009.


Trụ sở chính của Liên Hợp Quốc ở  New York (Mỹ)

- Ngoài ra, VN còn là thành viên của tổ chức Cộng đồng Pháp ngữ, tổ chức dầu mỏ thế giới APEC, UNESCO...


Bản quyền bài viết này thuộc về Kenh17_MiulyU's Blog
 
   
http://blog.yahoo.com/kenh17_miulyu


Vui lòng xin phép MiulyU và ghi rõ nguồn dẫn đến bài viết gốc khi bạn copy, đăng lại bài viết này.  Chân thành cám ơn.


Ngày 12/10/2012
___♥MiulyU♥___
    



 * Những điều cần biết về Việt Nam (P2

5. Chính trị:

   - Hầu hết chúng mình, ai cũng biết điều này: Việt Nam theo chế độ xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đứng đầu Đảng là Tổng Bí thư (hiện nay là ông Nguyễn Phú Trọng).


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton (10/07/2012)

       Hệ thống các cơ quan lãnh đạo:
    - Quốc hội: + Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, có quyền lực cao nhất (là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp);
                         + Nhiệm kì Quốc hội là 5 năm;
                         + Chủ tịch Quốc hội hiện nay là ông Nguyễn Sinh Hùng.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hội kiến với Tổng thống Cộng hòa Áo Heinz Fischer (29/05/2012)

    - Chủ tịch nước: + Là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam được Quốc Hội bầu, là người thay mặt Việt Nam về đối nội đối ngoại (Các bạn hay xem tin tức thì sẽ thấy không ít tin như chủ tịch nước đón thủ tướng, bộ trưởng, đại sứ nước ngoài nào đó hoặc là chủ tịch nước viếng thăm nước khác);
                                   + Có nhiệm kì: 5 năm (giống Quốc hội);
                                   +  Chủ tịch nước hiện nay là ông Trương Tấn Sang.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Nga Vladimir Putin (27/07/2012)

     - Chính phủ: +  Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất;
                            + Chính phủ hiện nay có 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ. Ngoài ra còn quản lý 5 cơ quan hành chính và 3 cơ quan truyền thông trực thuộc (Thông tấn xã VN, Đài truyền hình VN, Đài tiếng nói Việt Nam);
                            + Đứng đầu là Thủ tướng, sau đó là các Phó thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
                            + Có nhiệm kì: 5 năm;
    + Thủ tướng hiện nay là ông Nguyễn Tấn Dũng.
 
 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon E. Panetta (4/6/2012)

     - Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước ta. Đứng đầu cơ quan này là Chánh án Tối cao (hiện nay là ông Trương Hòa Bình giữ chức này).

.
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao án Trương Hòa Bình thăm, chúc Tết đồng chí Nguyễn Trung Hậu, Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận (13/01/2012)

 6. Kinh tế- Xã hội:

- Từ ngàn năm nay, Việt Nam là nước nông nghiệp.

Hình ảnh con trâu luôn gắn với nền nông nghiệp Việt Nam thời trước: " Trâu ơi ta bảo trâu này; Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.."


Hiện nay, hầu hết các công đoạn làm đồng đều được cơ giới hóa


Sau đây là 1 số hình ảnh đẹp của đồng quê  Việt Nam:
  
Đồng ruộng bậc thang ở Sa Pa


Cánh đồng hoa màu ở Đà Lạt


Cánh đồng An Giang


Cảnh gặt lúa ở đồng bằng Nam Bộ


Nụ cười tươi trên môi của cô gái miền Tây ngày mùa

- Trước năm 1986, Việt Nam có nền kinh tế kế hoạch (còn được gọi là thời bao cấp).
- Từ năm 1986, với Chính sách đổi mới, VN bắt đầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (có nhiều thành phần kinh tế nhưng các ngành then chốt vẫn do Nhà nước điều hành).
- Hiện nay, Nhà nước ta đang có những kế hoạch đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
- Theo thống kê vào năm 2010:
     + Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): 101 tỷ USD;
    + Thu nhập bình quân đầu người: 1168/ USD/1 người.

Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi


Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, TP Hồ Chí Minh

7. Giáo dục:

- Có 5 cấp học: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học và sau đại học.

Giờ học của 1 lớp tiểu học

Lễ khai giảng năm học mới ở Trường THPT Đại Ngãi, thị trấn Đại Ngãi, huyện Long Phú, Sóc Trăng (9/2012)


Học sinh trường THPT Đan Phượng (thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội) tan học về (10/2012)
- Hiện nay , nền giáo dục bậc đại học có:
     + 376 trường đại học, cao đẳng trên cả nước;
      + Tổng số sinh viên khoảng 1,7 triệu người.

Hội trường Đại học Quốc gia Hà Nội trong dịp kỷ niệm 50 năm Khoa Văn học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội 


Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
- Tuy nhiên, theo đánh giá chung, chất lượng đào tạo bậc giáo dục đại học ở Việt Nam còn thấp, tụt hụt trước đòi hỏi của phát triển đất nước
- Hiện nay, có khá nhiều học sinh đi du học ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Úc, Pháp, Đức, Nhật...

8. Giao thông:

- Hệ thống đường bộ:
+ Gồm các quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ.. có tổng chiều dài 222.000 km, phần lớn đều được trải nhựa, bê tông hóa;
+ Quốc lộ 1A là con đường dài nhất Việt Nam, có tổng chiều dài 2260 km, bắt đầu từ Lạng Sơn, chạy qua 31 tỉnh, thành phố, kết thúc tại Cà Mau. Quốc lộ 1A được ví như "xương sống" của hệ thống đường bộ Việt Nam.

Quốc lộ 1A đoạn Bắc Giang- Lạng Sơn


Cầu Cần Thơ- cây cầu dây văng dài nhất Đông Nam Á được khánh thành vào ngày 24/4/2010

- Hệ thống đường sắt: + Có tổng chiều dài 2652 km, trong đó có tuyến đường chính Hà Nội- TP Hồ Chí Minh (còn được gọi là Đường sắt Bắc- Nam) có chiều dài 1726km. Điều thú vị là đường sắt Bắc Nam chạy gần song song với Quốc lộ 1A;
+ Hiện nay Chính phủ đang có kế hoạch  nâng cấp tuyến đường sắt Bắc- Nam để rút ngắn thời gian chạy tàu từ Hà Nội đến TP.HCM còn 24 giờ 24 phút.


Ga Sài Gòn là nhà ga cuối cùng trên tuyến đường sắt Bắc Nam, được xây dựng từ thời Pháp thuộc và được nâng cấp sửa chữa nhiều lần 


Xe lửa từ Bắc vào Nam đi qua địa phận huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa

-Hệ thống đường hàng không: gồm 8 sân bay quốc tế: sân bay Nội Bài (Hà Nội), sân bay Đà Nẵng, sân bay Cần Thơ, sân bay Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh)... và các sân bay nội địa trải dài cả nước.

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất


Một chiếc Airbus A321 tại sân bay Nội Bài của Vietnam Airlines
- Hệ thống đường thủy: 
    + Các cảng biển lớn: cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân (miền Bắc); cảng Tiên Sa, cảng Quy Nhơn (miền Trung); cảng Sài Gòn, cảng Thị Vải (miền Nam)...

Cảng Hải Phòng

    + Các tuyến đường nội thủy (đường sông, kênh gạch) chủ yếu nằm dựa theo các con sông lớn: sông Đà, sông Hồng, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn...

Một con kênh ở vườn quốc gia U Minh Thượng- Kiên Giang (Đừng nhầm với U Minh Hạ- Cà Mau nha)

9. Du lịch- dịch vụ:

- Với lợi thế là quốc gia nhiều phong cảnh đẹp, nhiều di tích lịch sử, đa dạng về phong tục, tập quán và văn hóa đặc sắc của 54 dân tộc, Việt Nam đã thu hút không ít  khách nước ngoài---> Du lịch đang phát triển với tốc độ cao, đóng góp 1 phần không nhỏ vào GDP của cả nước.
- Năm 2010, thu hút 5 triệu lượt khách quóc tế, đem lại nguồn thu ngoại tệ 4,4 tỉ USD.

Du khách nước ngoài tham quan địa đạo Củ Chi (TP Hồ Chí Minh)
- Danh sách những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất cả nước theo địa hình:
    + Ở miền núi: SaPa, Bà Nà, Đà Lạt,...
    + ở đồng bằng: Hà Nội, Huế. Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,...
    + Ở bãi biển: Hạ Long, Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu,...
    + Ở đảo: Cát Bà, Cù lao Chàm, Côn Đảo, Phú Quốc,...

Đảo Titop- vịnh Hạ Long. Các bạn có thể tìm hiểu thêm vì sao đặt đảo này là Titop. Nhấp vào đây


Hồ Hoàn Kiếm (còn được gọi là Hồ Gươm)- Hà Nội


Lăng Khải Định được đánh giá là có kiến trúc độc đáo nhất trong các lăng tại Huế


Trên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) nhìn xuống biển


Vịnh Nha Trang


Một góc vườn ở xứ hoa Đà Lạt


Chợ nổi Cái Răng- TP Cần Thơ


Vừa dạo chơi vườn vừa thưởng thức trái cây thơm ngọt. Đó là 1 trong các hoạt động của hình thức du lịch miệt vườn ở miền Tây Nam bộ
- Khẩu hiệu của ngành du lịch Việt Nam hiện nay là: " Việt Nam- sự khác biệt Á Đông" (Viet Nam- A different Orient).

10. Các ngày lễ chính:

1/1 (Ngày 1 tháng 1)
1 (số ngày được nghỉ)       
Tết Dương Lịch

Từ 30/12 (Âm lịch, hay 29/12 nếu
tháng thiếu) đến 3/1
4
Tết ta (Tết Nguyên Đán)
Âm lịch
10/ 3(Âm lịch)
1
Ngày giỗ tổ Hùng Vương
Âm lịch
30/4
1
Ngày Thống nhất đất nước

1/5
1
Ngày Quốc tế Lao động

2/9
1
 Ngày Quốc Khánh nước CHXHCN Việt Nam


Một góc chợ hoa Tết ở bến Ninh Kiều (Cần Thơ)
Thông tin thêm:
 Chợ hoa có từ bao giờ, không thấy sử sách nào ghi chép, nhưng nó đã là một phần không thể thiếu trong không khí đón Tết của người Việt Nam. Người ta đi chợ hoa với nhiều mục đích khác nhau: mua hoa, cây cảnh trang trí nhà cửa hay đem tặng người thân, bạn bè; dạo chơi thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên (vô số loại hoa đẹp, cây cảnh với nhiều màu sắc, kiểu dáng khác nhau); chụp hình kỉ niệm; gặp gỡ những người chưa từng gặp, và mục đích đơn giản nhất là đi chợ hoa để biết.. chợ hoa là thế nào.



Mâm cổ tết ở miền Bắc (Hà Nội). Nếu bạn muốn biết mâm cổ ngày Tết của 3 miền có những món ăn đặc trưng nào thì nhấp vào đây nha.



Một cảnh trong lễ dâng hương Tổ mẫu Âu Cơ.
Thông tin thêm: 
Giỗ tổ Hùng Vương (còn gọi là Lễ hội Đền Hùng) diễn ra vào mùng 10/3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Lễ hội này có mục đích là tưởng nhớ các vị vua Hùng đã có công dựng nước. Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân- Âu Cơ được xem là thủy tổ của người Việt, cha mẹ của các vua Hùng. Do đó, trong lễ hội, không thể thiếu 2 lễ: lễ giỗ quốc tổ Lạc Long Quân và lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ.



Bắn pháo hoa vào dịp 2/9 ở Hồ Gươm (Hà Nội)
 Thông tin thêm: 
Các ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam hầu hết các tỉnh, thành phố lớn đều tổ chức vài địa điểm để bắn pháo hoa. Nhất là ngày Tết, pháo hoa được bắn vào thời khắc đêm giao thừa ở rất nhiều nơi khắp cả nước.  (Mấy năm đi xem pháo hoa ngày Tết+ mấy lần ở nhà đón Giao thừa qua tivi, MiulyU thấy người ta bắn trước thời khắc giao thừa khoảng 5 phút, có chỗ còn bắn sớm hơn , tầm 10 phút).

- Trong các ngày lễ, thì ngày Tết, 30/4 với 1/5 được mọi người đón chờ nhất. Bởi vì đây là những dịp được nghỉ lâu hơn so với các ngày  lễ khác, được đi chơi nhiều hơn, có thể tổ chức một chuyến du lịch xa và nhất là những ngày nghỉ này không khí náo nhiệt, háo hức khắp mọi nơi.

11. Một số thông tin khác: 

(MiulyU không biết xếp những thông tin này vào đâu nên xếp vào đây)
- Đơn vị tiền tệ: Đồng (VND). (Theo thói quen gọi tiền trong cuộc sống hằng ngày hiện nay, 20 nghìn, 3 triệu,4 tỉ... chứ hiếm khi có người gọi là 20 nghìn đồng, 3 triệu đồng...nên không chừng quên mất luôn đơn vị tiền của Việt Nam là gì).

Tiền Việt Nam

 - Tên miền internet:  .vn
- Việt Nam thuộc múi giờ thứ 7, GMT+ 7 (tính tại vị trí Hà Nội), chung múi giờ với BangKok (Thái Lan) và Jakarta (Indonesia).

       

   Một số hình ảnh   đất nươc & con người bải biển TP VŨNG TÀU ( ST ảnh của Anh thư )



Những toà nhà chung cư, cao ốc văn phòng và các plaza mọc lên ngày càng nhiều. Đường phố nơi đây luôn có cái trật tự riêng, lối đi dành cho xe hai bánh, bốn bánh được phân định rạch ròi.

Những bãi tắm ngày nay sạch sẽ, văn minh, luôn làm du khách yên tâm, bởi thành viên đội cứu hộ thay phiên nhau túc trực ngày đêm.

Đến với Vũng Tàu, không thể không viếng thăm Tượng đài Chúa Kitô vua...

... Ảnh Đức Mẹ ở Bãi Dâu.



....... chùa Thích Ca Phật Đài

Bên Mẹ Quan Âm


Voi - khỉ cúng dường








......
Bạch Dinh được Pháp xây cất từ năm 1898 đến năm 1916, dùng làm nơi nghỉ mát cho Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer.





Một góc Bạch Dinh

Hiện nay, Bạch Dinh được dùng làm nhà bảo tàng trưng bày các chuyên đề như...

... súng thần công...

... đồ gốm thời Khang Hy vớt được từ xác tàu cổ đắm tại khu vực Hòn Cau-Côn Đảo...
Ngoài ra, Bạch Dinh còn được biết đến là một điểm nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng không chỉ thoả mãn cho Paul Doumer mà còn ở các đời Toàn quyền Đông Dương khác.

Mọi kiến trúc tạo hình trên công trình Bạch Dinh đều mang phong cách của Hy Lạp cổ đại.

Một góc Bạch Dinh

Một góc Bạch Dinh

... với Đông


Bạch Dinh lãng mạn bởi nét đẹp Châu Âu...
.. Con người . hoà lẫn với thiên nhiên ...và biển cả.

Tiếp tục cuộc hành trình, đến với biển!!!






 Bãi biển,, VT







H


Điểm tham quan tiếp theo là Tượng đài Chúa Ki-tô vua - núi Tao Phùng, số 02 - đường Hạ Long.

Đây là tượng đài lớn nhất thế giới, cao 32m, hơn cả tượng Chúa Ki-tô ở Rio de Janeiro (Brazil), 28m.

Nhìn lại tượng chúa Ki-tô vua

Một góc Tượng đài Chúa Ki-tô vua










 (HHD  ST. từ Blog Anh thư  ngày  02/11/2012
Bản quyền bài viết này thuộc về Kenh17_MiulyU's Blog

http://blog.yahoo.com/kenh17_miulyu

Vui lòng xin phép MiulyU và ghi rõ nguồn dẫn đến bài viết gốc khi bạn copy, đăng lại bài viết này. Chân thành cám ơn.

8h ngày 19/10/2012
  ___♥MiulyU♥___
      

         
Bãi Biển Nha trang Ảnh ST từ Bloh của Hồ Xuân





KIM THANH at 10/24/2012 09:00 pm comment
Cám ơn 1 bài viết dài, nhưng bổ ích. Học vấn của người Việt ngày càng cao, nhưng tiếc rằng văn hóa ngày càng tụt...
KIM THANH at 10/27/2012 06:11 am reply
Không do cơ chế mà đó là tất yếu do chọn nhầm giai cấp lãnh đạo. Khi đất nc do những thằng dốt lãnh đạo thì còn đâu tôn ti trật tự? Và nhg gì tốt đẹp họ đều cho đó là phong cách tiểu tư sản, và hệ quả là đây
Hoa Hướng Dương at 10/27/2012 02:50 am reply
Văn hóa ứng sử trong mối quan hệ tình người tỷ lệ nghịch với trình độ học vấn .. mọi người cùng suy ngẫm ...? '' Phải chăng đây là hiện trong TG quá độ.... hay là bản chất của C. chế. . Chúc CBKH'' Đất phương nam '' thành đạt & gặp nhiều may mắn..
___♥MiulyU╬Kênh17♥___ at 10/21/2012 01:50 pm comment
Em chơi blog hơn 1 tháng rồi, hôm nay lần đầu thấy bài viết của em được đăng lại trên blog khác á[img]8[/img]. Thấy vui vui sao á chị[img]21[/img]
___♥MiulyU╬Kênh17♥___ at 10/21/2012 03:44 pm reply
hihi. Hiểu quá rõ rồi[img]8[/img]. Khi nào rãnh, MiulyU sẽ thường xuyên ghé thăm "nhà" của HHD[img]3[/img]
Hoa Hướng Dương at 10/21/2012 03:09 pm reply
Cảm ơn _♥MiulyU♥_ đến thăm nhà & để lại lưu bút.! Đến hen lại lên_♥MiulyU♥ nhé.!

Không có nhận xét nào: