ST BAÌ VIẾT CHỌN LỌC ƯA THÍCH....từ Blog 360p
Blog
Kinh bắc ngày 30-6-2012
( Hoa hương Dương ) ST&BS
* ST Từ Blog của bạn HY
CS đang diễn ra qua nhiều vấn đề phải quan tâm. vậy mà ......... muốn quan tâm đến đề tài hạnh phúc. Những kiến giải “bất thường” về hạnh phúc và chúng luôn bắt đầu từ những câu nói tưởng chừng đã cũ:
(CƯỜI ĐỂ KHOẺ MẠNH,ĐỂ TRẺ TRUNG )
*Không nên vô lễ với nhân dân!
Báo Thanh nien online -12/06/2007
Ở Việt Nam, khái niệm “Giáo dục” gần như đồng nghĩa với “Dạy dỗ”.
* Thơ vui: Vợ
* Thơ vui: Chồng
*Thơ văn loạn xạ 2
Blog
cuộc sống có muôn vàn điều kỳ diệu mà chẳng thể nào định nghĩa được.Đôi khi bạn tìm thấy những sự thật trong một thế giới ảo, nhưng cũng đôi khi bạn chỉ tìm thấy những cái ảo trong cả thế giới thật xung quanh bạn,. cho nên hãy tận hưởng những giây phút bạn được sống thật với chính mình dù là đang trong thế giới ảo hay thật
Đối với tôi , những người ban trên blog này là một thế giới đầy những điều thú vị , có người tôi đã có dịp gặp trực tiếp ngoài đời và họ trở thành những người bạn thật '' đồng học, đông niên, tri kỉ của tôi và cũng có người tôi chỉ tiếp xúc bằng giọng nói hay những dòng tin nhắn hay thông qua các bài viết đăng tải trên mạng và giao lưu thông qua phần bình luận và trả lời bình luận mà thôi.Nhưng tất cả làm cho cuộc sống của mọi người dường như xích lại gần nhau. cuộc đời trở nên phong phú đa dạng thêm nhiều gia vị đậm đẫ sâu sắc đáng yêu..
Blog như một cái tivi, mà tối nào người ta cũng phải mở, đã trở thành một thói quen cố hữu, vì dường như thiếu nó, cuộc sống sẻ trở nên vô vị, sẻ thiếu màu sắc, âm thanh và tiếng nói chung của những người bạn mình yêu, mình thương, mình quý.'' đang đồng hành với mình trong thề giới ảo cũng như trong thực tế đời thường ''...Kinh bắc ngày 30-6-2012
( Hoa hương Dương ) ST&BS
* ST Từ Blog của bạn HY
CS đang diễn ra qua nhiều vấn đề phải quan tâm. vậy mà ......... muốn quan tâm đến đề tài hạnh phúc. Những kiến giải “bất thường” về hạnh phúc và chúng luôn bắt đầu từ những câu nói tưởng chừng đã cũ:
"Hạnh phúc là niềm vui từ bên trong. Nó không đến từ sự tìm kiếm và đòi hỏi
Hạnh phúc là biết yêu thương chân thành người khác và thế giới quanh ta.
Hạnh phúc không bao giờ đến với người không tự biết mình.
Hạnh phúc gắn với tự do.
Hạnh phúc là một trò chơi thiêng liêng
Hạnh phúc không có chỗ cho sự ích kỷ, hẹp hòi với tinh thần luôn luôn muốn chiếm hữu mọi đối tượng, mọi sự việc... (ST)"
Những câu nói đã cũ lại hồi sinh phần trong trẻo và tự nhiên nhất của năng lượng, là khả năng nhận biết và yêu mến sự thật. Nó đã lên tiếng từ rất sâu trong tâm hồn chúng ta, rằng niềm vui sống sẽ hóa giải tất cả chứ không phải làm tất cả để có được niềm vui. Khước từ đau khổ cũng không phải là con đường của niềm vui sống. Khi gõ lên bàn phím đến đoạn này ........ muốn gửi những dòng tâm tư ngẫu hứng này đến với một ai đó...một ai đó...một ai đó và một ai đó..
* ST Từ Blog của bạn thân PTS Nguyền H Nhiệm TPVT Đất Phương Nam
(CƯỜI ĐỂ KHOẺ MẠNH,ĐỂ TRẺ TRUNG )
Báo Thanh nien online -12/06/2007
Ở Việt Nam, khái niệm “Giáo dục” gần như đồng nghĩa với “Dạy dỗ”.
Không phải bây giờ, mà đã từ lâu chúng ta thường bắt gặp trong văn bản báo cáo, trong lời phát biểu tại hội nghị, trên báo đài,... cụm từ:“Giáo dục quần chúng”. “Giáo dục nhân dân”. Những cụm từ này ít xuất hiện từ các bài viết, bài nói của các vị lãnh đạo cấp cao, nhưng khá phổ biến ở các cấp.
Đã một thời quen dùng như thế, giờ đây chúng ta tự thử hỏi: Trong cộng đồng dân cư Việt Nam - ai giáo dục ai ?
Để trả lời thỏa đáng câu tự vấn này, trước hết phải xác định xem: Nhân dân là ai, Quần chúng là ai?
Theo tự điển, quần chúng là tập hợp đông đảo nhân dân, mà nhân dân chính là dân cư của một nước - bao gồm: các dân tộc, các tầng lớp giai cấp làm nền tảng cho một quốc gia. Và như thế, trong nhân dân có ông bà, cha mẹ; có già làng, trưởng tộc; có các bậc lão thành cách mạng; các nhân sĩ trí thức, các nhà giáo thầy thuốc;... và xa xưa là cụ kỵ, tổ tiên của tất thảy mọi người!
Ở chế độ ta, cơ chế quản lý xã hội, điều hành đất nước là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Đảng CSVN ra đời và trưởng thành trong quá trình đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân, đại biểu trung thành và chiến đấu không mệt mỏi vì lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Nhà nước Việt Nam XHCN là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Còn nhân dân là lực lượng làm nên lịch sử dân tộc, tạo dựng đất nước và bảo vệ quốc gia.
Lịch sử có lúc thăng - trầm, nhưng nhân dân là vĩnh cửu ! Về truyền thống đạo lý và cả trên lý luận thực tiễn,nhân dân là bề trên, là tối thượng!
Mỗi một cán bộ lãnh đạo, dù ở cấp nào, với cương vị gì cũng đều là con cháu của nhân dân, là công bộc của nhân dân!
Bởi vậy, nếu ai đó dùng cụm từ “giáo dục quần chúng”, “giáo dục nhân dân” là vô tình hay hữu ý coi thường, vô lễ với nhân dân.
Để tránh điều đó, thiển nghĩ: Khái niệm và động từ “giáo dục” (mà có thể gọi là dạy dỗ) chỉ nên dùng đối với các đối tượng là: thế hệ trẻ, chiến sĩ trẻ, đoàn viên thanh niên, các cháu thiếu niên, nhi đồng.
Nói và sử dụng từ như thế, mới đúng ngữ nghĩa, mới trọng dân, mới có văn hóa và hơn hết, mới phải đạo làm công bộc của dân!
Hãy cho nhau
* Hãy cho nhau
Một cơn gió nhẹ thoảng qua
Dễ đưa ta đến lìa xa cõi đời
Để kết thúc một kiếp người
Mong manh như giọt sương rơi đầu cành
Thế mà cứ mãi quẩn quanh
Ghét ghen, sân hận, tranh giành, hơn thua
Đang là bạn, hóa ra thù
Đang thân thiết, bỗng thờ ơ lạnh lùng...
Cùng trong cõi tạm sống chung
Chơi vơi bể khổ - mênh mông đất trời...
Hãy cho nhau những nụ cười
Hãy cho nhau trọn Tình người - niềm vui
Hãy cho nhau vị ngọt bùi
Hãy cho nhau vạn, ngàn lời yêu thương
Tròn câu hiếu đạo, cương thường...
*Định nghĩa về VỢ
Tục ngữ có câu: “Nhất vợ nhì trời”. Thế mới biết tầm quan trọng của vợ có tính ... chiến lược như thế nào!. Với tư cách của một người luôn yêu vợ... tôi đã nghe thiên hạ nói rằng:
- Ăn nhiều, nói lắm, mau già, lâu chết... là con gì?.
Tôi xin cực lực phản đối nếu ai đó trả lời, đó là ... con vợ!. Ủa! nhưng mà định nghĩa như thế thì có gì là sai không nhỉ?
Bạn tôi, xin nói trước, anh ta là một chuyên gia đi uống bia... có “gác tay”. Sau nhiều năm chinh chiến, lăn lộn, anh ta đã rút ra được kinh nghiệm đáng yêu như sau:
Trong nhà gì đẹp bằng em
Mắt xanh, má đỏ, lại chen ... nanh vàng
Nanh vàng, má đỏ, mắt xanh
Gần chồng mà chẳng...hôi tanh mùi...chồng
Ấy là những điều mà anh ta “tự thú” khi quay về với vợ. Vậy là cũng đáng tha thứ lắm chứ?!
Một anh bạn nữa của tôi là hưóng dẫn viên du lịch. Anh ta có cơ hội đi khắp mọi nơi. Do đi nhiều, xa vợ nhiều, va chạm nhiều cái mới, nên anh ta mới đúc kết như thế này:
Không đi không biết Đồ Sơn
Đi thì mới thấy không hơn “đồ nhà”
Đồ nhà tuy xấu, tuy già
Nhưng là đồ thật, không là ... đồ sơn.
Anh ta là hướng dẫn viên du lịch nên anh ta tiếp cận nhiều danh lam thắng cảnh. Ở đâu thấy đẹp, thấy quyến rũ là anh ta lại lấy vợ ra để so sánh, để rồi đi đến kết luận rằng: Vợ vẫn là trên hết.
Thế đấy, mỗi chuyên môn, mỗi nghề nghiệp, họ có những cách định nghĩa về vợ khác nhau.
Nhà triết học thì cho rằng, vợ là một tồn tại khách quan ngoài ý muốn của chúng ta...
Nhà khảo cổ thì cho rằng vợ là loại đồ cổ càng để lâu càng mất giá.
Nhà kinh tế thì cho rằng vợ là một ngân hàng mà tiền gửi vào thì dễ, nhưng rút ra thì cực khó. Hoặc: vợ là một tài sản cố định, hết thời gian khấu hao, nhưng không thể thanh lý được.
Nhà giáo thì cho rằng, vợ tuy không sinh thành ra ta, nhưng có công nuôi dưỡng, dạy dỗ ta nên người, vậy ta phải kính trọng và yêu thương vợ như.... đấng sinh thành của ta...
Anh dân phòng thì lại thấm thía rằng: Vợ ta là phe địch, bồ bịch là phe ta, khi chiến sự xảy ra, ta phải về với dịch, tuy sống trong lòng địch, vẫn hướng về phe ta... Cái định nghĩa này thì nghe mất lập trường quá, không thể chấp nhận được.
Một anh nông dân cày sâu cuốc bẫm, quanh năm ngày tháng “bán mặt cho đất, bán lưng cho Trời”. Anh ta có cái định nghĩa về vợ thật chẳng giống ai. Đối với anh ta thì “Vợ là một thửa ruộng rất dễ bị hàng xóm ... cày trộm”. Bởi vậy, có lần anh ta có dịp đi “cửu vạn” xa nhà, nhận thư vợ, thư rằng:
Thửa ruộng ba bờ cạnh dốc mông
Từ bữa anh đi vẫn bỏ không
Cỏ mọc ven bờ không ai xén
Em mượn người cày, có được không?
Anh ta giật mình: “Thôi chết rồi, thửa ruộng? thửa ruộng là đúng theo định nghĩa của anh rồi. Đã thế lại “ba bờ”, lại “cạnh dốc mông” nữa thì làm sao trệch đi đâu được”. Đọc xong thư, nóng tiết, anh chàng tức tốc viết thư trả lời vợ luôn:
Cỏ lên mặt nước ngả màu hồng
Ông còn để đó, mặc kệ ông.
Nếu mướn người cày, gieo giống lạ,
Ông về bờ sạt, chết với ông!!!
Muốn nói gì thì nói, muốn định nghĩa như thế nào thì định nghĩa, muốn sống dở,chết dở với vợ thế nào thì không biết, nhưng đối với tất cả mọi người, điều mà không một ai chối cãi được, đó là “VỢ LÀ MỘT CÕI ĐI VỀ”.
Có lẽ, đấy mới là định nghĩa chính xác nhất, cũng từ quan niệm này mà từ lâu, người Việt Nam ta mới gọi một nửa của mình là “NHÀ TÔI ”. Và có lẽ cũng chính vì thế mà thi sĩ Bùi Giáng mới nói về vợ mình như sau:
Mình ơi! Tôi gọi là nhà
Nhà ơi! Tôi gọi mình là nhà tôi!
Nghe sao mà da diết làm vậy!!!
*Tiểu phẩm vui: Vợ là gì?
Cứ vào tuổi ngoài năm mươi trở ra là cánh đàn ông mất hết tự do. Ở cơ quan có thủ trưởng. Về nhà, trên có bố mẹ (nếu các cụ vẫn còn), dưới là các con đã lớn, nên làm bố không thể không nghiêm chỉnh. Và cao hơn nữa là bà vợ già – bà chủ thực sự của gia đình. Trong một môi trường như vậy mà bạn không thấy gò bó sao?.
Muốn thoát khỏi cảnh gò bó như vậy, chỉ còn một nơi để xả hơi, cũng là để “trả thù đời” – là các quán bia hơi. Ở đó, ta có thể thoải mái gặp gỡ các thể loại bạn bè, cả cũ, cả mới.
Bữa ấy, khi trong người đã thấy ngà ngà, một chàng trong đám chúng tôi đặt câu hỏi:
- Ơ này, ai cũng nói sợ vợ, nhưng rốt cuộc vợ là cái gì nhỉ?, làm sao mà lại phải sợ nhỉ?
Lập tức mọi người nhao nhao trả lời, mỗi người một khía cạnh:
- Về mặt triết học, vợ là một thực thể độc lập, tồn tại ngoài ta, ngoài ý muốn của ta...
- Về mặt kinh tế thì vợ là một ngân hàng vô luật pháp, không thể lệ. Tiền gửi vào thì dễ, nhưng rút ra thì cực khó, mà không thể nào kiện cáo được.
- Theo quan điểm xã hội, vợ vốn là cá nhân tự do, tình nguyện về chung sống với ta, nhưng lại tố cáo ta làm mất tự do. Nhưng nếu ta định trả tự do cho mụ, thì mụ lại cương quyết không nhận.
- Theo quan điểm sử học thì vợ là một loại đồ cổ đặc biệt, đặc biệt là vì đồ cổ này càng để lâu, càng mất giá.
- Theo quan điểm sinh học thì vợ còn đáng sợ hơn cả mãnh thú, vì họ là “Sư tử xuyên lục địa”
- Theo quan điểm toán học, thì vợ là đại diện cho cả bốn phép tính: Phép nhân của nhân loại, phép cộng của sự rắc rối, phép trừ của tự do, phép chia của túi tiền.
- Còn trên thực tế, vợ là mụ chủ đặc biệt, ta đi ở cho mụ, đã không được trả lương, mà còn có bao nhiêu tiền, ta phải nộp hết cho mụ.
......
Bỗng một người trong nhóm quát lớn:
- Về thôi! kẻo vợ đến tìm kìa!
Vừa nghe thấy câu “vợ đến tìm” là chàng nào chàng nấy ... tỉnh hẳn, nhanh nhảu ngồi lên xe, nổ máy chạy vù vù, tay lái mịn màng, uyển chuyển như diễn viên biểu diễn xiếc trên mô tô vậy.
Ra về mà vẫn chưa thống nhất được khái niệm “vợ là gì”.
Chắc phải để hôm sau sẽ bàn tiếp......
*Những cái “bất” về vợ
Muốn cưới vợ mà phi đôla là “bất thành phu phụ”
Ế vợ là bất hạnh
Lấy phải vợ xấu thì dễ bất bình
Nhưng vợ đẹp quá cũng bất tiện
Bị vợ bỏ là bất lực
Có vợ bé là bất chính
Có nhiều vợ là bất hợp pháp
Còn ly dị vợ là bất lợi
Vợ ngoại tình là bất trung
Phản bội vợ lâu lâu một lần là “động từ” bất quy tắc
Uống rượu với bố vợ là “rượu bất khả ép”
Nhậu với em trai vợ là “rượu bất khả từ”
Hành động đánh vợ là “bất nhân tính”
Vợ mà đánh ta thì chắc chắn phải “bất tỉnh nhân sự”
Ý định của vợ là bất kiến
Đồ đạc của vợ là bất động sản
Em gái của vợ là “bất khả xâm phạm”
Trang phục vợ mặc là “bất luận”
Vợ thay đổi thời trang là “bất thình lình”
Vợ và thời trang là “bất khả phân ly”
Niềm đam mê mua sắm của vợ là “bất trị”
Vợ ghen mà làm thinh là “bất chấp”
Vợ chồng cãi nhau là “bất phân thắng bại”
Vợ chồng bên nhau mãi mãi là “bất tử”
Vợ là thân thiết trên đời
Vợ muôn màu sắc, chẳng rời, chẳng xa
Vợ là tình cảm thiết tha,
Vợ là gió mát, vợ là bão giông
Vợ là một dóa hoa hồng
Vợ là sư tử Hà Đông hình người
Vợ là êm ái tuyệt vời
Vợ là bão tố rụng rời chân tay
Vợ là một chất men say
Vợ là cái đắng, cái cay trong lòng
Nhiều người nhờ vợ nên ông
Lắm người vì vợ mất không cơ đồ
Chẳng may lấy vợ ngù ngờ
Một tay xây dựng cơ đồ khó khăn
Vợ mà buôn chục, bán trăm
Vợ chồng lục đục, phải chăng vì tiền
Có phúc lấy được vợ hiền
Vô phúc lấy phải vợ điên, vợ khùng
Chồng như cây cột trong nhà
Để trong thì vướng, bỏ ra hỏng tường
Chồng như hàng hóa thị trường
Lúc thì cần gấp – lúc vương vất hoài
Chồng như ốm gặp rổ khoai
Ăn sợ nóng ruột, bỏ hoài sót xa
Chồng như cây cảnh trong nhà
Để trong sợ cớm, bỏ ra trộm nhòm
Chồng tựa như một trái bom
Bảo quản không khéo, nổ om cả làng
Chồng khôn như thể cục vàng
Chồng đần như thể cục gang, cục chì
Lấy chồng không biết tính suy
Thì có khác gì rước nợ về nuôi
Lấy chồng tài cán hơn người
Ăn ngon, mặc đẹp, rong chơi suốt ngày
Chồng như một chất men say
Không có thì muốn, có: day dứt mà
Chồng như con nợ trong nhà
Tiền lương là lãi rút ra tiêu dần
Chồng như chai rượu có chân
Liu khiu, khật khưởng, khi gần, khi xa
Chồng là một khúc dân ca
Vợ người ca tuyệt, vợ ta...ca xoàng*Thơ văn loạn xạ 2
1.Thanh tra, thanh mẹ, thanh dì
Khi thấy phong bì, thì lại thank you
2.Thân em như giếng giữa làng
Người khôn rửa cẳng, người phàm rửa chân
3.Trên trời mây trắng như bông
Ở giữa cánh đồng, “mông” trắng như mây
4.Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan, vợ húp, gật đầu khen ngon
Chỉ tội cho mấy thằng con
Đứng ngoài chầu chực biết ngon là gì.
5.Sông Cầu nước chảy lơ thơ
Có đôi trai gái ngồi hơ quần đùi
6.Bầu ơi thương lấy bí cùng
Mai sau có lúc... nấu chung một nồi
7.Thuận vợ, thuận chồng – con đông mệt quá
8.Cá không ăn muối cá ươn
Chồng cãi lại vợ - ra đường bơm xe
9.Có công mài sắt – có ngày... chai tay
10.Kiến tha lâu cũng ... mỏi cẳng
11.Hôm qua anh đến nhà em
Ra về mới nhớ bỏ quên 5000
Anh quay trở lại vội vàng
Em còn ngồi đó, 5000 mất tiêu
12.Học cho lắm, tắm vẫn không có quần thay
Học cho hay, thay hoài cái quần cũ
13.Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm, lặng lẽ đạp xích lô
14.Ai mua tôi bán cây si
Si tôi tốt giống, cành chi chít cành
Hễ si mà gặp đất lành
Là si phát triển trở thành ...si...đa
15.Đường về đêm tối canh thâu
Nhìn anh tôi tưởng... con trâu đang cười
16.Hoa chanh nở giữa vừon chanh
Còn em hoa súng thì đành ....ở ao
17.Gió đưa bụi chuối sau hè
Giỡn chơi một chút, ai dè ... có con
18.Thuê bao mà bạn vừa gọi nằm ngoài vòng phủ sóng, và đang nằm cạnh một thuê bao khác.
19.Hai mươi nghìn một bát phở gà, mà chẳng có miếng thịt "chó" nào cả.
* Thơ văn loạn xạ 3
1. Có những phút làm nên lịch sử
Có cái chết hóa thành bất tử
Có những lời hơn mọi bài ca
Có con người do “sơ ý sinh ra”
**********
2. Kính vợ thì đắc thọ
Sợ vợ thì sống lâu
Nể vợ thì bớt U sầu
Đội vợ lên đầu
Ắt trường sinh bất tử
**********
3. Số tôi nó chẳng ra gì
Vợ thì đời cũ, ti vi đời đầu
Đời đầu chỉ có 2 râu
Hết bật, lại vỗ mà màu chẳng lên
Vội vàng lẻn sang nhà bên
Bật thử một cái, màu lên ầm ầm
Ra về mà bụng nghĩ thầm
Ước gì mình được “bật nhầm ti vi”
*************
4. Lời than của một người “hết xí quách”
Bây giờ sống cũng bằng không
Thôi rồi cái kiếp làm chồng làm cha
Cho dù có sống tới già
Cho dù béo tốt cũng là công toi
Bây giờ “pháo” đã tịt ngòi
“Gia tài” còn mỗi một... vòi nước trong
***************
5. Gửi anh “muỗi A-nô-phen”
Anh như muỗi A-nô-phen
Em như cô gái ngủ quên mắc màn
Nửa đêm anh lọ mọ sang
Chích em một nhát, em mang bệnh liền
Thế rồi như có phép tiên
Sau hơn chín tháng tự nhiên bệnh lành
Sinh ra con muỗi giống anh
Lớn lên nó cũng... chích quanh xóm làng
****************
6. Tiêu chí bầu cử
Đi nhẹ, nói nhỏ, hay cười
Làm đâu hỏng đấy...là người phiếu cao
*****************
7. Luật đời
Đời cha ăn mặn
Đời con khát nước
Đời cháu bận đi tiểu
Kiếp sau xin chớ làm người
Cuối tuần, trong một quán nhậu bình dân, khách khứa đông hơn mọi ngày. Một bàn nhậu ngay cạnh cửa ra vào có hai người đàn ông say lướt khướt. Họ bắt đầu chỉ nói chuyện với nhau bằng... thơ. Một anh lên tiếng:
- Hỡi anh gà trống hoa mơ
Mải mê đạp mái bạc phơ cả đầu
Anh kia gật gù đáp lại:
-Bạc đầu thì đã sao đâu!?
Sống không đạp mái, sống lâu làm gì?
Ở bàn kế bên, một người đàn ông ngồi nhậu một mình, với tâm trạng suy tư, buồn chán. Chắc gia đình đã xảy ra chuyện gì không vui, nên anh ta mới ra quán giải sầu. Nghe câu chuyện của hai người bạn nhậu bên cạnh, anh ta lẩm bẩm một mình:
- Kiếp sau xin chớ làm người
Làm con gà trống sống đời tự do
Suốt ngày chỉ gáy: O, O...
Quanh năm đạp mái, không lo trả tiền...
* Câu chuyện bốn điều ước
Chuyện rằng, có một nhà khoa học, nhà khoa học thực thụ, vì say sưa với khoa học, nên đã ngoài bốn chục tuổi xuân rồi mà anh ta vẫn chưa có một mảnh tình vắt vai, và vẫn sống một cuộc sống đạm bạc.
* Cỗ máy đa chức năng
Nguyễn Nhật Ánh - 1982
Vào một ngày đẹp trời, một ông bụt hiện lên trước mặt anh ta và nói:
- Ta là Bụt đây. Ta thấy nhà ngươi suốt đời hy sinh cho khoa học, nên đã chịu không ít thiệt thòi. Để bù lại, ta sẽ tặng nhà ngươi 4 điều ước; ước gì cũng được, nhưng chỉ với một điều kiện...
- Điều kiện gì ạ?! – Anh ta nóng ruột.
- Điều kiện là, cái gì mà nhà ngươi được 1 từ những điều ước ta ban, thì người hàng xóm mà nhà ngươi ghét nhất sẽ được gấp đôi số đó...Nhà ngươi nghe rõ chưa?
Lưỡng lự một lúc, anh ta suy nghĩ: “Kể ra cũng chẳng sao, miễn là những gì ta muốn sẽ được toại nguyện là quý lắm rồi...” Nghĩ vậy, anh ta nhanh nhảu:
- Dạ nghe rõ rồi ạ!, Con cám ơn ông bụt, Cám ơn ông nhiều lắm ạ!!!
Sau khi Bụt biến mất, anh ta liền ước ngay:
- Ước gì tôi có một ngôi nhà 2 tầng, với đầy đủ tiện nghi !!!.
Lập tức một ngôi nhà 2 tầng tuyệt đẹp mọc lên, vào đúng chỗ ngôi nhà cũ, lụp xụp của anh ta. Quá sung sướng và súc động, anh ta rón rén leo từng bậc thang một lên xem xét ngôi nhà. “Ôi đẹp quá, tiện nghi quá, đầy đủ quá”- anh ta mơ màng nghĩ tới cuộc sống sắp tới của mình. Như sực nhớ tới điều gì, anh ta ngó sang nhà hàng xóm, người mà anh cho rằng mình ghét nhất hiện nay. Không tin nổi mắt mình, trên mảnh đất của ông hàng xóm này mọc lên một ngôi nhà những 4 tầng lận, gấp đôi số tầng của nhà anh ta. Bối rối, bực bội một lúc, nhưng rồi anh ta tự nhủ: “không sao, chuyện nhỏ, mình đã xác định trước sự cố này rồi mà”.
Nghĩ vậy, hít một hơi thật sâu lấy bình tĩnh, anh ta ước điều ước thứ 2:
- Ước gì mình có một cô vợ thật đẹp, thật đảm đang...!!!
Câu nói vừa dứt, anh ta đã thấy ngay một cô gái đẹp như mơ từ trong nhà mình bước ra, ôm chầm lấy anh ta, hôn anh những nụ hôn nồng cháy. Đang mơ màng vì hạnh phúc đến quá đột ngột, anh ta giật mình nghe thấy tiếng con gái lạ bên nhà hàng xóm. Nhìn lên ban công nhà hàng xóm, anh ta hốt hoảng khi nhìn thấy bên đó có tới 2 cô gái đẹp không khác gì vợ anh, đang bá vai, bá cổ anh hàng xóm đáng ghét.
Mặc dù đã xác định trước điều này sẽ xảy ra, nhưng sự ghen tức cứ trào lên, khiến anh ta không cưỡng nổi. “Làm gì có chuyện ngồi không, bỗng dưng lại hưởng thụ những điều ước của mình, mà lại nhiều gấp đôi mình mới bực chứ. Không thể tiếp tục như vậy được...”. Nghĩ đến đây, anh ta dùng luôn điều ước thứ ba:
- Ước gì mình ... mất đi...một....hột!!!
Lời ước vừa dứt, anh ta sờ xuống đáy quần. Lạ thay, anh ta chỉ còn một hột. Nhưng cũng ngay lúc đó, những tiếng la thất thanh bỗng phát ra rừ nhà anh hàng xóm. Tiếng la thét nghe như xé ruột, xé gan. Qua tìm hiểu thì được biết, những tiếng thét đau đớn ấy là do ông hàng xóm đáng ghét của anh bỗng dưng mất đi những 2 hột, gấp đôi số hột mất của anh. “Đáng đời mày chưa? Hai vợ đẹp mà làm gì? Hà hà hà...”.
Bây giờ anh ta mới đủng đỉnh dùng lời ước thứ tư:
- Ước gì số hột của mình tăng lên gấp đôi!!!
Anh ta tủm tỉm, tự tin sờ xuống đáy quần. “Đây rồi, tao biết chắc là mày sẽ quay trở lại mà, một nhân hai bằng hai chứ bằng mấy, hà hà hà...” Anh ta cười mãn nguyện. Cùng lúc đó, nhà bên vẫn còn tiếng rên la của lão hàng xóm, lão càng ngày rên càng to, như điên, như dại.
Nhà khoa học lui tới chiếc gương, vuốt vuốt hàng râu con kiến và tự nói với cái bóng của mình trong gương:
- Không hổ danh cho mình là một nhà khoa học. Thằng cha hàng xóm coi như hết đời rồi. Không hột nào nhân với bốn thì vẫn bằng không hột nào (0 x 4 = 0). Hai vợ mà không hột nào thì sống mà làm chi??? Hà hà hà !!!!
Vui cười 46* Cỗ máy đa chức năng
Ở một đất nước nọ, việc giải quyết sinh lý của công dân được tự do và công khai, không liên quan gì đến phạm trù văn hóa và đạo đức. Một hôm, tốp du khách người việt đi dạo chơi trong một công viên. Ngồi trên ghế đá, họ quan sát mọi thứ xung quanh, và rất tò mò khi thấy những nam thanh niên tới gần những bức tượng hình búp bê xinh đẹp, bỏ đồng tiền 1 đô la vào một cái lỗ, sau đó ôm vào pho búp bê, mắt ngước lên trời như đang thụ hưởng cái gì rất sung sướng. Sau khoảng 10 phút thì họ rời búp bê với tâm trạng vô cùng mãn nguyện.
Tò mò quá, một du khách Việt nam quay sang hỏi một người bản xứ:
- Thưa ngài, những thanh niên kia đang làm gì thế ạ?!
- À!, đó là những cỗ máy giải quyết sinh lý cho những người độc thân. Họ chỉ cần bỏ vào đó 1 đô la thôi là có thể được mãn nguyện trong 10 phút, rẻ và an toàn hơn nhiều so với các nhà thổ.
- À ra vậy. - Cuối cùng các du khách Việt nam cũng quyết định làm thử xem sao. Nhưng với cách chi tiêu của người Việt, họ suy nghĩ giây lát và quyết định: “họ to lớn là thế thì họ dùng tới 1 đô la, còn ta nhỏ bé thế này thì chỉ nên cho vào 50 cent thôi, nếu không được 10 phút thì 5 phút cũng chẳng sao”.
Nghĩ vậy và làm vậy, mỗi người bỏ 50 cent (0,5 USD) vào, và....bắt đầu. Thế nhưng, bỗng người nào người nấy kêu oai oái, đau quá không chịu nổi, muốn gỡ ra cũng không được. Đã thế họ lại không dám la to, sợ người bản sứ phát hiện thì không biết chui đi đâu cho hết xấu hổ. Cuối cùng, không biết thời gian bao lâu, máy cũng tự động dừng. Người nào người nấy máu me chảy đầm đìa, đau đớn hơn cả bị hoạn. Vừa tức tối, vừa tò mò, họ bắt đầu chăm chú vào dòng chữ in trên mỗi búp bê:
“ Đây là cỗ máy đa chức năng rất hoàn hảo. Mỗi chức năng được tự động kích hoạt phụ thuộc vào số tiền quý khách bỏ vào, như sau:
1. 01 USD = giải quyết sinh lý
2. 50 cent = gọt bút chì
3. ..........
4. ..........
- Trời ơi là trời!!!! - Cả đoàn Việt nam gào lên.....
* Đám tang vị bác sỹ
Một bác sỹ khoa tim mạch qua đời. Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp... tham gia đưa tiễn thật đông. Nhưng đáng chú ý nhất là trong đám bạn bè có một người khóc lóc thảm thiết, không ai ngăn cản được. Tò mò quá, một người đi cùng trong đám tang hỏi:
- Chắc anh thương nhớ bạn anh quá nên mới đau đớn, khóc lóc như vậy?
- Không hẳn là thế! - Anh ta trả lời - Là vì thế này, anh bạn tôi là bác sỹ khoa tim, nên khi anh ta chết, mọi người đến viếng bằng những vòng hoa hình trái tim là phải rồi. Còn tôi, khổ cho thân tôi, tôi là bác sỹ khoa sản, không biết sau này, khi tôi mất, người ta sẽ làm vòng hoa hình cái gì đây? chả lẽ.... hu hu hu....
* Ai bảo không đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.
Một anh nông dân có cả một trang trại nuôi bò sữa. Vì làm ăn phát đạt nên anh ta đã trang bị một loạt máy vắt sữa bò để giải phóng sức lao động. Ngắm nhìn những cỗ máy vắt sữa làm việc, anh ta cảm thấy rất thích thú. Anh ta nghĩ thầm : “nếu dùng cái này cho việc giải quyết sinh lý thì có lẽ cũng tuyệt vời đấy”.
Nghĩ thế nào, anh ta làm thế nấy. Anh ta cầm một cỗ máy vào trong nhà và ... bắt đầu. Mới đầu anh ta sướng run người vì các chức năng của máy, nó vừa nắn, vừa bóp, vừa rung, vừa giật giật, còn sướng hơn cả....(anh ta lại nghĩ bậy nữa rồi)....
Tuy nhiên, sau vài phút, anh ta bắt đầu thỏa mãn và muốn tắt máy. Loay hoay mãi không có cách nào cho máy dừng được. Cuối cùng anh ta phải dùng đến cuốn Sách “hướng dẫn sử dụng”. Anh ta tái mặt khi đọc tới đoạn:
Máy sẽ tự động dừng lại và tháo khỏi đối tượng khi thỏa mãn một trong 2 điều kiện sau đây:
1. Khi đã đầy thùng, hoặc
2. Thời gian làm việc đủ 4 tiếng
* CON RUỒINguyễn Nhật Ánh - 1982
Con ruồi nhỏ, nhỏ xíu . Vậy mà cái nhỏ xíu đó đôi khi lại là nguyên nhân của những việc tày đình. Rất có thể hai vợ chồng đâm đơn ra tòa ly dị nhau chỉ bởi một con ruồi . Ai mà lường trước được những việc thần kỳ đó!
Tôi ốm. Điều đó vẫn thỉnh thoảng xảy ra cho những người khỏe mạnh. Và vợ tôi pha cho tôi một ly sữa . Tôi nốc một hơi cạn đến nửa ly và phát hiện ra trong ly có một con ruồi . Con ruồi đen bập bềnh trong ly sữa trắng, “đẹp” kinh khủng!
Thế là mọi chuyện bắt đầu
Thế là mọi chuyện bắt đầu
Tôi vốn rất kỵ ruồi, cũng như gián, chuột, nói chung là kỵ tất thảy các thứ dơ bẩn đó. Tối nằm mà nghe tiếng chuột bò sột soạt trong bếp là tôi không tài nào nhắm mắt được. Thế nào tôi cũng vùng dậy lùng sục, đuổi đánh cho kỳ được. Bằng không thì cứ gọi là thức trắng đêm.
Vậy mà bây giờ, một trong những thứ tôi sợ nhất lại nhảy tót vào ly sữa tôi đang uống, và đã uống, nói trắng ra là nhảy tót vào mồm tôi. Biết đâu ngoài con ruồi chết tiệt trong ly kia, tôi lại chẳng đã nuốt một con khác vào bụng. Mới nghĩ đến đó, tôi đã phát nôn.
Thấy tôi khạc nhổ luôn mồm, vợ tôi bước lại, lo lắng hỏi:
- Sao vậy anh?
Tôi hất đầu về phía ly sữa đặt trên bàn:
- Có người chết trôi kia kìa!
Vợ tôi cầm ly sữa lên:
- Chết rồi! Ở đâu vậy cà?
- Còn ở đâu ra nữa! – Tôi nhấm nhẳng – Chứ không phải em nhặt con ruồi bỏ vào ly cho anh à!
Vợ tôi nhăn mặt:
- Anh đừng có nói oan cho em! Chắc là nó mới sa vào!
- Hừ, mới sa hay sa từ hồi nào, có trời mà biết!
Vì tôi đang ốm nên vợ tôi không muốn cãi cọ, cô ta nhận lỗi:
- Chắc là do em bất cẩn. Thôi để em pha cho anh ly khác.
Tôi vẫn chưa nguôi giận:
- Em có pha ly khác thì anh cũng đã nuốt con ruồi vào bụng rồi!
Vợ tôi trố mắt:
- Nó còn trong ly kia mà!
- Nhưng mà có tới hai con lận. Anh uống một con rồi .
- Anh thấy sao anh còn uống?
- Ai mà thấy!
- Không thấy sao anh biết có hai con?
Tôi tặc lưỡi:
- Sao lại không biết? Uống vô khỏi cổ họng, nghe nó cộm cộm là biết liền.
Vợ tôi bán tính bán nghi . Nhưng vì tôi đang ốm, một lần nữa cô ta sẵn sàng nhận khuyết điểm:
- Thôi, lỗi là do em bất cẩn! Để em…
Tôi là tôi chúa ghét cái kiểu nhận lỗi dễ dàng như vậy . Do đó, tôi nóng nảy cắt ngang:
- Hừ, bất cẩn, bất cẩn! Sao mà em cứ bất cẩn cả đời vậy ?
- Hừ, bất cẩn, bất cẩn! Sao mà em cứ bất cẩn cả đời vậy ?
Vợ tôi giật mình:
- Anh bảo sao ? Em làm gì mà anh gọi là bất cẩn cả đời ?
- Chứ không phải sao ?
- Không phải!
À, lại còn bướng bỉnh! Tôi nheo mắt:
- Chứ hôm trước ai ủi cháy cái quần của anh?
- Thì có làm phải có sai sót chứ? Anh giỏi sao anh chẳng ủi lấy mà cứ đùn cho em!
- Ái chà chà, cô nói với chồng cô bằng cái giọng như thế hả ? Cô nói với người ốm như thế hả ? Cô bảo tôi lười chảy thây chứ gì? Cô so sánh tôi với khúc gỗ phải không? Ái chà chà…
- Ái chà chà, cô nói với chồng cô bằng cái giọng như thế hả ? Cô nói với người ốm như thế hả ? Cô bảo tôi lười chảy thây chứ gì? Cô so sánh tôi với khúc gỗ phải không? Ái chà chà…
Thấy tôi kết tội ghê quá, vợ tôi hoang mang:
- Em đâu có nói vậy!
- Không nói thì cũng như nói! Cô tưởng cô giỏi lắm phỏng? Thế tháng vừa rồi ai làm cháy một lúc hai cái bóng đèn, tháng trước nữa ai phơi quần áo bị đánh cắp mà không hay ? Cô trả lời xem!
Vợ tôi nhún vai:
- Anh lôi những chuyện cổ tích ấy ra làm gì? Hừ, anh làm như anh không bất cẩn bao giờ vậy! Anh có muốn tôi kể ra không? Tháng trước ai mở vòi nước quên tắt để cho nước chảy ngập nhà? Anh hay tôi ? Rồi trước đó nữa, ai làm mất chìa khóa tủ, phải cạy cửa ra mới lấy được đồ đạc?
Tôi khoát tay:
- Nhưng đó là những chuyện nhỏ nhặt! Còn cô, năm ngoái cô lấy mấy ngàn bạc cho bạn bè mượn bị nó gạt mất, sao cô không kể luôn ra ?
- Chứ còn anh, sao anh không kể chuyện anh đi coi bóng đá bị mất xe đạp? Rồi năm ngoái, ai nhậu xỉn bị lột mất đồng hồ?
Cứ như thế, như có ma xui quỉ khiến, hai vợ chồng thi nhau lôi tuột những chuyện đời xửa đời xưa của nhau ra và thay nhau lên án đối phương, không làm sao dừng lại được. Tôi quên phắt là tôi đang ốm. Vợ tôi cũng vậy . Chúng tôi mải mê vận dụng trí nhớ vào việc lùng sục những khuyết điểm tầng tầng lớp lớp của nhau. Và thật lạ lùng, có những chuyện tưởng đã chìm lấp từ lâu dưới bụi thời gian, tưởng không tài nào nhớ nổi, thế mà bây giờ chúng lại hiện về rõ mồn một và chen nhau tuôn ra cửa miệng. Từ việc tôi ngủ quên tắt rađô đến việc vợ tôi mua phải cá ươn, từ việc tôi bỏ đi chơi ba ngày liền không về nhà đến việc vợ tôi đi dự sinh nhật bạn đến mười hai giờ khuya v.v…, chúng tôi thẳng tay quậy đục ngầu quá khứ của nhau và vẽ lên trước mặt mình một bức tranh khủng khiếp về đối tượng.
Trời ơi! Thế mà trước nay tôi vẫn sống chung với con người tệ hại đó! Thật không thể tưởng tượng nổi! Tôi cay đắng nhủ thầm và bùng dậy quyết tâm phá vỡ cuộc sống đen tối đó. Tôi đập tay xuống bàn, kết thúc cuộc tranh cãi:
- Thôi, tra khảo hành hạ nhau thế đủ rồi! Tóm lại là tôi hiểu rằng tôi không thể sống chung với cô được nữa! Tôi ngán đến tận cổ rồi!
- Thôi, tra khảo hành hạ nhau thế đủ rồi! Tóm lại là tôi hiểu rằng tôi không thể sống chung với cô được nữa! Tôi ngán đến tận cổ rồi!
Vợ tôi lạnh lùng:
- Tùy anh!
Câu đáp cộc lốc của vợ không khác gì dầu đổ vào lửa . Tôi nghiến răng:
- Được rồi! Cô chờ đấy! Tôi làm đơn xin ly hôn ngay bây giờ!
Tôi lập tức ngồi vào bàn và bắt đầu viết đơn. Ngòi bút chạy nhoáng nhoàng trên giấy với tốc độ 100km/giờ.
Viết và ký tên mình xong, tôi đẩy tờ đơn đến trước mặt vợ. Cô ta cầm bút ký rẹt một cái, thậm chí không thèm liếc qua xem tờ đơn viết những gì.
Thế là xong! Tôi tặc lưỡi và thở ra, không hiểu là thở phào hay thở dài . Cuộc đời cứ như xi-nê-ma, nhưng biết làm thế nào được!
Thế là xong! Tôi tặc lưỡi và thở ra, không hiểu là thở phào hay thở dài . Cuộc đời cứ như xi-nê-ma, nhưng biết làm thế nào được!
Ký tên xong, vợ tôi đứng lên và cầm lấy ly sữa .
- Cô định làm gì đấy ?
- Đem đổ đi chứ làm gì!
- Không được! Để ly sữa đấy cho tôi! Tôi phải vớt con ruồi ra, gói lại, đem đến tòa án làm bằng cớ!
Đặt ly sữa xuống bàn, vợ tôi lẳng lặng đi vào phòng ngủ, đóng sập cửa lại .
Trong khi đó, tôi hì hục lấy muỗng vớt con ruồi ra .
Tôi ngắm con ruồi nằm bẹp dí trên đầu muỗng và có cảm giác là lạ. Tôi đưa con ruồi lên sát mắt, lấy tay khảy nhẹ và điếng hồn nhận ra đó là một mẩu lá trà.
(Đ.N.H ) NGẪU HƯNG NHỚ BẠN &. CON GÁI PHƯƠNG XA
NGÀY 25-6-2012
kfdutren at 07/01/2012 08:18 pm comment
sao con ko viet bai.
Thanh Bình at 06/26/2012 02:09 pm comment
Chong toi ;cay canh tromg nha Ngam nhieu thay chan bo ra trom nhom
Hoa Hướng Dương at 06/26/2012 08:29 pm reply
Chồng là cây cảnh ngoài vườn Ngắm nhiều cay mắt , Bỏ ra trộm nhòm. Trộm nhòm cứ để cho nhòm. Tiền lường quản chặt rút ra tiêu dần..
Thanh Bình at 06/26/2012 02:07 pm comment
Nhieu dinh nghia ve VO qua Con bam dinh nghia ve VO nhu the nao day
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét